Đức giúp Việt Nam các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Toàn cảnh hội nghị |
Dự án NAMA do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp thực hiện từ năm 2014 - 2018. Kinh phí viện trợ không hoàn lại là 4,6 triệu Euro do Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn Hạt nhân Đức tài trợ trong khuôn khổ Sáng kiến khí hậu quốc tế.
Kết quả nổi bật nhất của dự án là đã hỗ trợ xây dựng các đóng góp của Việt Nam cho những nỗ lực toàn cầu về biến đổi khí hậu, thể hiện qua Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động triển khai NDC cấp quốc gia.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh, Dự án NAMA đã đóng góp rất lớn vào quá trình xây dựng chính sách biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Dự án gồm có 5 hợp phần chính, tập trung vào tăng cường năng lực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc phối hợp và tư vấn xây dựng và thực hiện NAMA tại Việt Nam, hỗ trợ xây dựng đề xuất NAMA cho 2 ngành cụ thể (giao thông công cộng bền vững và tiết kiệm năng lượng cho ngành dệt may), xây dựng Cổng thông tin theo dõi đánh giá NDC - NDC Portal ), hỗ trợ tăng cường năng lực đàm phán khí hậu cho Việt Nam và hỗ trợ xây dựng Đóng góp quốc gia tự quyết định NDC và rà soát, cập nhật NDC.
Dự án cũng nhằm mục tiêu nâng cao năng lực của Bộ TNMT trong điều phối Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris. Ngoài ra, Dự án đã giúp quản lý và điều phối hoạt động trong khuôn khổ Sáng kiến Khí hậu toàn cầu của Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại hội nghị |
Thứ trưởng Lê Công Thành khẳng định “Việt Nam đã đặt ra các mục tiêu khí hậu nhiều kỳ vọng để đóng góp một cách phù hợp cho Thỏa thuận Paris về khí hậu toàn cầu. Dự án NAMA rất quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng các mục tiêu và chính sách tương ứng, chuẩn bị cho việc thực hiện chúng. Sự hỗ trợ tiếp tục giúp Việt Nam củng cố vị thế của mình trong chính sách khí hậu quốc tế”.
Tại hội thảo, ông Jörg Rüger, Bí thư thứ nhất, phụ trách về Môi trường, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam chúc mừng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đạt được những cột mốc quan trọng trong chính sách khí hậu trong những năm qua. Đồng thời nhấn mạnh: “Chính phủ Đức mong muốn tiếp tục hợp tác thành công với Việt Nam, là hai đối tác tham vọng với mục tiêu chung là ứng phó với biến đổi khí hậu như đã thỏa thuận trong Hiệp định Paris”.
Một thành tựu lớn nữa của Dự án NAMA là xây dựng hai hành động khí hậu cụ thể nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Thứ nhất là Hành động giảm nhẹ phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMAs) nhằm mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng xe buýt thân thiện với khí hậu cho các thành phố lớn. Hành động thứ hai, tập trung vào việc áp dụng các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và pin điện mặt trời trên mái nhà trong ngành công nghiệp dệt may. Tiềm năng giảm khí nhà kính tích lũy của chúng lên tới 17 triệu tấn CO2 vào năm 2030. Hai hành động này có tiềm năng tạo việc làm, bảo đảm an ninh năng lượng và sử dụng hiệu quả tài nguyên cũng như giảm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
Trong tương lai gần, Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ) sẽ phối hợp với Cục biến đổi khí hậu triển khai dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris”, gọi tắt là dự án SIPA. Trong dự án SIPA, GIZ sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng và thực hiện chính sách khí hậu nhiều kỳ vọng.
N.H(T/h)
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Long trọng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024
-
Kiểm tra, đề xuất phương án xử lý sạt lở bờ biển gần Khu xuất sản phẩm đường bộ NMLD Dung Quất
-
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024
-
Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm