Đức chạy khắp nơi để mua khí đốt thay thế
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Habeck đến Qatar vào thứ Bảy |
Qatar là một trong 3 nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới. Các nước châu Âu đang muốn dựa vào nước này để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Vấn đề này đặc biệt tế nhị đối với Đức, một nửa khí đốt tiêu thụ của nước này nhập khẩu từ Nga.
"Tạm thời, chúng tôi cần nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng hơn và chúng tôi muốn đưa nó đến các terminal của riêng mình ở Đức. Mặt khác, chúng tôi phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ khí tự nhiên thông thường sang hydro xanh", ông Habeck nói trong chuyến đi đến Qatar, sau đó sẽ là chuyến thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Tuần này, ông Habeck đã đến Na Uy, một nhà sản xuất khí đốt lớn, sau chuyến đi đến Hoa Kỳ vào hồi đầu tháng.
"Tôi tin rằng tổng số các cuộc thảo luận mà chúng ta có - Na Uy, Hoa Kỳ, Canada, Qatar, sẽ dẫn đến thực tế là chúng ta có thể thu được nhiều khí đốt hóa lỏng hơn cho châu Âu và Đức", ông Habeck nói với kênh ARD.
Với Na Uy, Berlin sẽ nghiên cứu khả năng xây dựng một đường ống dẫn có thể cho phép nhập khẩu hydro xanh khi công nghệ này được phát triển.
Berlin bị chỉ trích vì phản đối lệnh cấm vận ngay lập tức đối với các hydrocacbon của Nga nhằm làm cạn kiệt dòng tài chính đến Moscow.
Berlin biện minh rằng một cuộc tẩy chay như vậy sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế và xã hội Đức do chi phí năng lượng tăng đột biến và nguy cơ thiếu hụt.
Ông Habeck giải thích: “Để thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan này, cần phải đảm bảo nguồn cung, sau đó mới cắt giảm nhập khẩu của Nga”.
Nh.Thạch
AFP
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Ngành công nghiệp LNG Mỹ đưa ra cảnh báo mới
-
Sống không cần năng lượng của Nga: EU đang tìm kiếm giải pháp thần kỳ
-
"Xốc lại tinh thần" đoàn kết, châu Âu đẩy nhanh gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Nga, tấn công trực diện hạm đội bóng đêm
-
Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5