Đưa Thái Bình trở thành một trong những trung tâm năng lượng của đồng bằng sông Hồng

13:40 | 12/07/2024

6,259 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Quy hoạch tỉnh Thái Bình cũng có nhiều điểm mới, đột phá như: Mở ra không gian phát triển mới thông qua hoạt động “lấn biển”, Thái Bình phát triển kinh tế hướng biển tạo sự phát triển đột phá ở lĩnh vực cảng biển, năng lượng, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, sinh thái biển.
Khánh Hòa: Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUUKhánh Hòa: Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU
Giải pháp nào để giảm tác động của giá cước vận tải biển?Giải pháp nào để giảm tác động của giá cước vận tải biển?
Đưa Thái Bình trở thành một trong những trung tâm năng lượng của đồng bằng sông Hồng
Ảnh minh họa

Theo Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thái Bình có mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện và bền vững; phấn đấu đến năm 2030, Thái Bình là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng; đến năm 2050, Thái Bình là tỉnh phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được bảo đảm. Đồng thời Thái Bình cần tận dụng lợi thế để phát triển năng lượng sạch, cố gắng trở thành trung tâm năng lượng của vùng đồng bằng sông Hồng.

Thái Bình đang định hướng tập trung nghiên cứu phát triển điện gió, điện khí để tạo nguồn điện sạch và cân bằng lượng phát thải. Nghiên cứu đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến condensate, chuẩn bị mọi điều kiện để xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình. Ổn định vận hành có hiệu quả 2 nhà máy nhiệt điện hiện có, song song với việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế nhiên liệu than.

Theo Sở Công Thương Thái Bình, với lợi thế về tiềm năng gió và diện tích khu vực ngoài khơi khoảng 3.160 km2, diện tích để phát triển dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Thái Bình đạt công suất khoảng trên 10.000 MW.

Tập trung quy hoạch và phát triển điện gió, Thái Bình không chỉ đánh thức, khai thác tiềm năng tài nguyên gió phục vụ phát triển ngành công nghiệp năng lượng, bổ sung nguồn điện cho quốc gia mà còn góp phần hỗ trợ cho ngành công nghiệp phát triển ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sở Công Thương tỉnh Thái Bình cho biết, nhiều nhà đầu tư đang quan tâm, đề nghị cho phép nghiên cứu đầu tư dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh Thái Bình để bổ sung vào Quy hoạch điện VIII. Không chỉ đề nghị bổ sung các dự án điện gió, tỉnh Thái Bình cũng kỳ vọng có cả dự án điện khí LNG.

Địa phương này cũng đã đề nghị Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII) Dự án Trung tâm Điện - Khí LNG Thái Bình, tổng công suất khoảng 4.500 MW.

Dự án điện khí LNG này gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 công suất 1.500 MW, vận hành năm 2028-2029; giai đoạn 2 công suất 3.000 MW, vận hành năm 2031-2035. Đồng thời tỉnh cũng đề xuất Bộ Công thương thẩm định đưa dự án điện rác tỉnh Thái Bình công suất khoảng 20 MW vào Quy hoạch Điện VIII.

Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến 2050 (quy hoạch điện VIII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg. Theo đó, tổng công suất đặt ra đến năm 2030 là 150 - 160GW (gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay).

PV

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc