Dự đoán ai được giải Nobel Hòa bình 2015?
![]() |
Những ứng viên sáng giá cho giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2015 |
Theo những dự đoán được đưa ra, có nhiều triển vọng lãnh giải nhất là Đức giáo hoàng Francis, người đang cổ vũ cho hòa bình và kêu gọi thế giới cùng bắt tay vào việc bảo vệ môi trường. Kế đến là Tổng thống Juan Manuel Santos của Colombia và lãnh đạo kháng chiến tả khuynh Rodrigo Londono, vì những nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nằm trong danh sách được nói đến vì là người cổ vũ chính sách mở cửa biên giới, mở rộng vòng tay để đón người tỵ nạn từ Syria, Afghanistan và Iraq.
Một số chuyên gia nghiên cứu giải Nobel cho rằng vinh dự này nên được trao cho những người đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn làm chấn động châu Âu.
Đến nay, hơn 630.000 người tị nạn đã bỏ chạy khỏi châu Phi và Trung Đông để tìm đường đến châu Âu, khiến chính quyền các nước Liên minh châu Âu (EU) lao đao.
Theo chuyên gia Kristian Berg Harpviken, giám đốc Viện Nghiên cứu hòa bình Oslo (Prio), Thủ tướng Đức Angela Merkel là sự lựa chọn xứng đáng nhờ chính sách mở cửa tiếp đón người tị nạn.
Tuy nhiên, khi nói đến tỵ nạn, đừng quên Cao Ủy tỵ nạn LHQ cũng là một ứng viên sáng giá cho giải thưởng cao quý này vì những công lao không ai có thể quên mà tổ chức này thực hiện hầu như hàng ngày để giúp đỡ người tỵ nạn toàn cầu. Cũng chính vì những công lao quý báu đó, tổ chức này đã 2 lần vinh dự lãnh Nobel Hòa bình, hồi 1954 và 1981.
Nhưng cũng có một điều đáng lưu ý là cứ mỗi 10 năm một lần khi giải được trao vào đúng những năm có số cuối cùng là số 5, thường người hay tổ chức đoạt giải đều có liên quan đến vũ khí hạt nhân.
Giải Nobel Hòa bình trong các năm 1975, 1985, 1995 và 2005 lần lượt thuộc về nhà hoạt động Liên Xô Andrei Sakharov, Hiệp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân (IPPNW), Joseph Rotblat và phong trào Pugwash, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và giám đốc Mohammed el-Baradei.
Nếu điều này xảy ra một lần nữa, thì năm nay là năm 2015, và sự kiện về hạt nhân đáng nói nhất chính là thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ, đồng minh EU mới đạt được với Iran.
Trong trường hợp này, giải Nobel hòa bình có thể được trao cho Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Iran Javad Zarif, và có thể cả Cao ủy Đối ngoại EU Federica Mogherini và người tiền nhiệm Catherine Ashton.
Cuộc chiến bảo vệ tự do ngôn luận cũng có thể là chủ đề chính của giải Nobel hòa bình năm nay, năm diễn ra vụ thảm sát đẫm máu ở tạp chí biếm Charlie Hebdo tại Pháp và vụ tấn công khủng bố ở Copenhagen (Đan Mạch).
Năm nay, cá nhân hay tổ chức được chọn lãnh giải còn được thưởng số tiền 8 triệu đồng Thụy Điển, tương đương với 955.000 USD.
Th.Long
(Tổng hợp từ AFP, Le Monde)
-
Quỹ giải thưởng Nobel rút khỏi lĩnh vực dầu mỏ
-
Tổng thống Putin được đề cử giải Nobel Hòa bình
-
Tin tức thế giới 14/10: Nobel Kinh tế 2019 vinh danh ba nhà khoa học giúp giảm nghèo toàn cầu
-
Bác sĩ giành giải Nobel Hòa bình cả đời chống bạo lực tình dục
-
6 giáo sư từng đoạt giải Nobel sẽ tham dự “Gặp gỡ Việt Nam”
-
Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn việc sáp nhập, trình Trung ương trước tháng 5
-
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc
-
Tên gọi dự kiến của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả cháy rừng tại Quảng Ninh
-
Trung ương thống nhất sau sáp nhập, cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố