Quỹ giải thưởng Nobel rút khỏi lĩnh vực dầu mỏ
![]() |
Ông Vidar Helgesen trả lời báo chí |
Vidar Helgesen, người đứng đầu mới của quỹ có trụ sở tại Stockholm, nói với đài phát thanh Thụy Điển SR: “Chúng tôi đã bán cổ phần dầu mỏ của mình hồi đầu năm nay”.
Theo cựu Bộ trưởng Bộ Môi trường Na Uy, Quỹ tài trợ và tổ chức Giải Nobel đã đầu tư gần 350 triệu Curon Thụy Điển (khoảng 35 triệu euro) vào lĩnh vực dầu mỏ.
Theo Vidar Helgesen, "điều quan trọng là những người đoạt giải Nobel phải biết tiền thưởng của họ đến từ đâu".
Helgesen trả lời phỏng vấn của AFP: “Vì nhiều giải thưởng của chúng tôi dành cho khoa học, nên việc dựa vào khoa học về biến đổi khí hậu và tính bền vững là điều đương nhiên”.
Là một tổ chức tư nhân được thành lập dựa trên ý chí của nhà phát minh Thụy Điển Alfred Nobel (1833-1896), người tạo ra các giải thưởng nổi tiếng hơn một thế kỷ trước, Quỹ Nobel quản lý danh mục đầu tư khoảng nửa tỷ euro, theo bảng cân đối kế toán mới nhất.
Trong những năm gần đây, Quỹ Nobel đã bị chỉ trích vì đã nắm giữ cổ phần gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư trong các lĩnh vực gây tranh cãi như vũ khí và thuốc lá.
Giải Nobel, phần thưởng cho những người đã hành động "vì lợi ích của nhân loại", được trao mỗi năm 10 triệu curon Thụy Điển (tương đương 1 triệu euro) cho mỗi lĩnh vực, được tài trợ bởi các khoản đầu tư này.
Ông Helgesen cho biết Quỹ giải thưởng Nobel gần đây đã loại bỏ các khoản đầu tư liên quan đến than đá.
Theo cảnh báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 21/7, lượng khí thải CO2 toàn cầu, nguồn gốc chính của sự nóng lên toàn cầu, dự kiến sẽ đạt mức chưa từng thấy vào năm 2023 và tiếp tục tăng sau đó, bất chấp các cam kết quốc tế nhằm giảm nhanh lượng khí thải.
Nh.Thạch
AFP
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch