Đơn giản là giá khí đốt của Nga rẻ hơn Mỹ!
“Tôi nghĩ rằng ông ấy (Trump), từng làm kinh doanh, có thể hiểu được triết lý này. Chúng tôi không có lợi ích khác trong việc mua khí đốt của Nga", ông Kurz giải thích.
Thủ tướng Sebastian Kurz còn nói rằng nước ông quan tâm đến an ninh năng lượng hơn là về chính trị và sẽ tiếp tục thúc đẩy dự án Dòng chảy phương Bắc-2.
"Ông Trump đã nói rõ rằng Mỹ phản đối dự án này. Chúng tôi đã biết điều đó. Chúng tôi ủng hộ dự án này vì chúng tôi quan tâm đến độ tin cậy của nguồn cung cấp năng lượng ở Áo", ông Kurtz nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình ORF của Áo.
![]() |
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz và Tổng thống Nga V.Putin |
Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 liên quan đến việc đặt hai đường dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ mét khối mỗi năm từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức.
Các quốc gia cực lực phản đối việc xây dựng đường ống gồm có Ukraine, nước lo ngại mất doanh thu từ việc vận chuyển khí đốt của Nga, Hoa Kỳ, nơi chính quyền đang tích cực thúc đẩy xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang EU, cũng như Ba Lan, Latvia và Litva.
Dự án này là kết quả hợp tác giữa tập đoàn Gazprom của Nga với một số công ty châu Âu: tập đoàn năng lượng Đức Wintershall và Uniper, nhóm Shell Hà Lan-Anh, nhóm Engie của Pháp và OMV của Áo.
Cuối tháng 1/2019, Tổng thống Áo, Alexander Van der Bellen, lên tiếng chỉ trích việc Mỹ gây áp lực lên Liên minh châu Âu vì dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc-2 của Nga.
"Chính phủ Hoa Kỳ coi Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên như thuộc địa!", tờ báo Standard dẫn lời ông Van der Bellen cho biết.
Th.Long
AFP
-
Thủ tướng: Đảm bảo không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
-
EVNNPT thông tin về sự cố dao động lưới điện trên đường dây 500kV Vĩnh Tân - Tân Uyên
-
Từ nay đến 2035, tổng công suất điện khí dự kiến đạt gần 52.000 MW
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện