Điện Kremlin cảnh báo nguy cơ đằng sau lệnh cấm vận của EU

15:56 | 04/02/2023

1,972 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo dự kiện, lệnh cấm vận của châu Âu - áp dụng cho dòng sản phẩm dầu mỏ tinh chế và được xuất khẩu qua đường biển của Nga, sẽ có hiệu lực từ ngày 5/2 trở đi. Tuy nhiên, vào hôm 3/2, Điện Kremlin đã cảnh báo: Đây là một biện pháp “tiêu cực”, khiến thị trường các nước “càng bị mất cân bằng”.
Điện Kremlin cảnh báo nguy cơ đằng sau lệnh cấm vận của EU

Ông Dmitry Peskov - Phát ngôn viên của Tổng thống Nga cho biết: “Hành động này sẽ khiến các thị trường năng lượng quốc tế càng thêm mất cân bằng. Nga đang thực hiện nhiều bước để bảo vệ lợi ích của mình trước những rủi ro tiềm tàng”.

Từ đầu tháng 12/2022, EU đã thực hiện lệnh cấm vận dầu thô được chở bằng đường biển của Nga. Thêm vào đó, EU cũng áp trần giá dầu thô Nga ở mức 60 USD/thùng. Theo các nhà hoạch định chính sách châu Âu, đấy là hai cách nhằm hạn chế tài lực của Nga.

Đổi lại, vào ngày 1/2, Moscow đã cấm bán dầu có xuất xứ Nga cho bất kỳ quốc gia nào sử dụng mức giá trần này.

Vào hôm 2/2, bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết, lệnh trừng phạt này đã khiến Nga phải chịu thiệt hại tài chính “khoảng 160 triệu euro/ngày”.

Từ ngày 5/2 trở đi, lệnh cấm vận sẽ áp dụng cho cả dòng sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ của Nga. Các nước G7 cũng sẽ áp trần giá của dòng sản phẩm này.

Điện Kremlin cảnh báo nguy cơ đằng sau lệnh cấm vận của EU

Như vậy, những loại hàng hóa của Nga như dầu hỏa, xăng, nhựa đường, dầu FO, hay thậm chí là dầu diesel, sẽ không còn có thể vào khu vực châu Âu nữa.

Tuy nhiên, theo dữ liệu theo dõi tàu chở dầu toàn cầu của tổ chức phân tích dữ liệu thị trường S&P Global, tuy hạn ngạch nhập khẩu dầu diesel sụt giảm mạnh trong gần một năm qua, tính vào đầu năm 2023, châu Âu vẫn nhập khẩu hơn 1/4 lượng dầu diesel từ Nga, với sản lượng gần 450.000 thùng/ngày.

Theo một số chuyên gia về thị trường dầu mỏ, lệnh cấm vận của châu Âu có thể khiến nhiều trạm xăng châu Âu phải tăng giá, vì các nước châu Âu phải nhanh chóng tìm các nguồn cung khác. Trong khi đó, EU đã là một thị trường đang chịu nhiều áp lực.

Trong những tháng gần đây, nhiều quốc gia EU, cũng như Vương quốc Anh, đã bắt đầu tìm đến nguồn cung của Mỹ, Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Điện Kremlin cảnh báo lệnh cấm vận của EU sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giớiĐiện Kremlin cảnh báo lệnh cấm vận của EU sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới
Lukoil nắn đường ống dẫn dầu né lệnh cấm vận của EULukoil nắn đường ống dẫn dầu né lệnh cấm vận của EU

Ngọc Duyên

AFP