"Điểm danh" dự án giao thông chậm tiến độ

14:07 | 03/06/2019

303 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Báo cáo số 4612/BC-BGTVT về những dự án, công trình giao thông chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chất lượng kém, gây bức xúc dư luận thời gian qua và nguyên nhân của tình trạng này.
diem danh du an nganh giao thong cham tien doCao tốc gần 10.000 tỷ đồng chậm tiến độ: Đại biểu hỏi "Nhà nước có làm đường cho dân không?"
diem danh du an nganh giao thong cham tien doHà Nội: Công khai 39 dự án dừng triển khai, chấm dứt hoạt động

7 dự án chậm tiến độ

Đó là các dự án: Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; cao tốc Bến Lức - Long Thành; hai dự án đường sắt đô thị TP HCM, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương; dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông; dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội; dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi).

Trong đó, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, hiện đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, đang vận hành, chạy thử để đưa vào khai thác thương mại trong 2019. Tuy nhiên, dự án còn nhiều khó khăn, vướng mắc, có nguy cơ kéo dài do tổng thầu triển khai thực hiện công việc chưa theo đúng cam kết.

diem danh du an nganh giao thong cham tien do
Chưa biết đến bao giờ dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông mới khai thác thương mại?

Dự án đường sắt này vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công công trình; chưa cung cấp một số tài liệu chứng minh an toàn, chứng nhận an toàn tích hợp để đăng kiểm và chứng nhận an toàn hệ thống; chưa hoàn thiện quy trình vận hành, bảo dưỡng.

Còn dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, tổng tiến độ chung dự án mới chỉ đạt trên 49%; dự kiến kéo dài đến cuối năm 2022.

Hiện nay, UBND TP Hà Nội đã có văn bản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Do chưa có kinh nghiệm?

Về nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ, Bộ GTVT cho rằng, đa phần đều là các dự án lớn và công nghệ phức tạp, lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam. Do đó, chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện. Bên cạnh đó, năng lực, kinh nghiệm quản lý thực hiện của chủ đầu tư đối với các dự án lớn về lĩnh vực đường sắt đô thị rất mới và còn hạn chế.

Các tư vấn tham gia thực hiện dự án thiếu kinh nghiệm về hệ thống quản lý và quy trình thủ tục ở Việt Nam. Do chưa có kinh nghiệm với loại hình công trình đường sắt đô thị, nên cả chủ đầu tư và tư vấn lập dự án tính toán tổng mức đầu tư chưa xác thực với tình hình thực tế, phải điều chỉnh nhiều nội dung thiếu sót và chưa phù hợp trong thiết kế cơ bản ban đầu.

Kế hoạch vốn ODA hàng năm không được bố trí đủ, làm chậm trễ thanh toán cho các nhà thầu dẫn đến tiến độ thi công bị ảnh hưởng.

Trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư

Về trách nhiệm của các bên liên quan, Bộ GTVT xác định, việc để chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư các dự án, trách nhiệm trước tiên thuộc về các chủ đầu tư. Tuy nhiên, các yếu tố chủ quan khác, cũng là nguyên nhân chính gây ra việc chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư.

Theo đó, vấn đề chậm giải phóng mặt bằng, công tác tái định cư kéo dài, thiếu mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu thi công, trách nhiệm thuộc địa phương, chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Năng lực nhà đầu tư còn yếu dẫn đến tình trạng như không hoàn thành ký kết Hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng như dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, trách nhiệm thuộc về nhà đầu tư.

Công tác quy hoạch tại một số địa phương chưa thực sự tốt, mất nhiều thời gian tham vấn, xin ý kiến cơ quan chuyên môn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, trách nhiệm liên quan đến công tác quy hoạch thuộc địa phương.

Về vấn đề tăng tổng mức đầu tư dự án, nguyên nhân chính của việc tăng tổng mức đầu tư là do chất lượng công tác lập, thẩm định dự án đầu tư, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư, tư vấn thực hiện dự án.

Xuân Hinh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc