Dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu rau quả vẫn đạt "tỷ đô"

17:23 | 27/04/2020

248 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong số nhóm xuất khẩu chính gồm 8 mặt hàng, rau quả là nhóm hàng chủ lực đầu tiên trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản đạt kim ngạch “tỷ đô”.
dich covid nhung xuat khau rau qua van dat ty doViệt Nam xuất siêu sang Mỹ 12,4 tỷ USD
dich covid nhung xuat khau rau qua van dat ty do11 tỉnh, thành xuất khẩu đạt tỷ USD
dich covid nhung xuat khau rau qua van dat ty doXơ sợi vào nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính nửa đầu tháng 4, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 183,7 triệu USD, qua đó nâng tổng kim ngạch tính từ đầu năm đến 15/4 đạt hơn 1,07 tỷ USD.

Trong 8 nhóm hàng chính thuộc lĩnh vực nông sản được Tổng cục Hải quan thống kê và công bố định kỳ (rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su), rau quả là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất và cũng là nhóm hàng đầu tiên đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên.

Dù vậy, so với cùng kỳ 2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả vẫn đang tăng trưởng âm. Cụ thể, cùng kỳ 2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt gần 1,18 tỷ USD.

dich covid nhung xuat khau rau qua van dat ty do
Dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu rau quả vẫn đạt "tỷ đô"

Như vậy kim ngạch những tháng đầu năm 2020 sụt giảm hơn 100 triệu USD, tương đương sụt giảm khoảng 9%. Hiện, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam khá phong phú, nhất là các quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu… Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với mặt hàng này.

Cập nhật theo thị trường của Tổng cục Hải quan trong quý I/2020 cho thấy, riêng Trung Quốc đạt kim ngạch 525,6 triệu USD, chiếm đến 59% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của các nước.

Các thị trường xuất khẩu rau quả chủ lực khác có thể kể đến như: Thái Lan 50,5 triệu USD; Hàn Quốc đạt 41,6 triệu USD; Hoa Kỳ 35,8 triệu USD; Nhật Bản 35,6 triệu USD.

Về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản nói chung, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt gần 21,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9%, nhập khẩu ước khoảng 9,17 tỷ USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu gần 2,8 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ 2019.

Riêng tháng 4/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt 2,9 tỷ USD, giảm 16,9% so với tháng 4/2019 và giảm 18,9% so với tháng 3/2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt gần 1,47 tỷ USD (giảm 14,7%), lâm sản chính khoảng 683 triệu USD (giảm 24,0%), thủy sản đạt 563 triệu USD (giảm 10,8%) và chăn nuôi đạt 41 triệu USD (giảm 27,7%)…

Hầu hết các mặt hàng trong nhóm đều giảm kim ngạch, trừ cà phê, hạt điều, rau, gỗ và sản phẩm gỗ, quế, mây tre... Cụ thể: giá trị xuất khẩu cà phê đạt 1,1 tỷ USD (tăng 1,5%); hạt điều đạt 948 triệu USD (tăng 4,2%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,22 tỷ USD (tăng 3,5%); mây, tre, cói thảm đạt 162 triệu USD (tăng 11,8%).

Những mặt hàng giảm nhiều như: Cao su đạt 383 triệu USD (giảm 31,1%), chè đạt 53 triệu USD (giảm 14,1%), hồ tiêu đạt 249 triệu USD (giảm 12%), quả đạt 952 triệu USD (giảm 19,6%), cá tra đạt 420 triệu USD (giảm 31,9%), tôm đạt 748 triệu USD (giảm 11,8%)…

Về thị trường xuất khẩu, tính chung 4 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,8 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ và chiếm 23,4% thị phần; tiếp đến là Hoa Kỳ ước đạt 2,78 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ và chiếm 23,33% thị phần; thị trường EU ước đạt 1,3 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 10,75% thị phần; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 2,9%, chiếm 9,0% thị phần; xuất khẩu sang các nước ASEAN đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 7,1% và chiếm 10,49% thị phần.

Ở chiều ngược lại, tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước khoảng 9,17 tỷ USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính ước đạt 7,4 tỷ USD, giảm 9,1%.

Ngoại trừ các mặt hàng dầu mỡ động thực vật, lúa mì, cao su và chăn nuôi có giá trị nhập khẩu tăng (lần lượt là +8,0%, +47,0%, +4,2% và +17,6%), các mặt hàng khác đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, phân bón giảm tới 21,0% (phân URE giảm 82,0%, DAP giảm 15,0%), thuốc trừ sâu giảm 18,3%, thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 19,7%, ngô giảm 33,1%, hạt điều giảm 13,9%, rau quả giảm 42,3%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 1,3%, thủy sản giảm 2,9%.

Nguyễn Hưng