Dệt may, điện tử, tiêu dùng chịu tác động mạnh từ dịch bệnh Covid -19

11:36 | 15/02/2020

284 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính việc gián đoạn nguồn cung từ thị trường Trung Quốc đối với những ngành hàng trên có thể chỉ mang tính tạm thời và hoạt động sản xuất tại Trung Quốc có thể sớm được phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo Bộ Tài chính, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong tháng 1/2020 sơ bộ đạt 36,62 tỷ USD, giảm 18,4% so với tháng trước và giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2019 (số ngày làm việc trong tháng chỉ có 16 ngày do nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý). Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 18,2 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng 12/2019 và tổng trị giá nhập khẩu đạt 18,42 tỷ USD, giảm 17,4% so với tháng 12/2019.

Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước trong tháng đầu tiên năm 2020 có mức thâm hụt 232 triệu USD, trái ngược với xu hướng thặng dư của tháng 1/2019.

det may dien tu tieu dung chiu tac dong manh tu dich benh covid 19
Ngành dệt may chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh Covid -19

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là xuất nhập khẩu giao thương với Trung Quốc gặp khó khăn do hạn chế qua lại biên giới, cửa khẩu và gián đoạn nguồn cung tại tỉnh Hồ Bắc, trong bối cảnh nhằm kiểm soát dịch, các biện pháp liên quan đến thắt chặt qua lại biên giới có thể sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Với rủi ro nói trên, các ngành nghề xuất khẩu theo đường biên giới trên bộ và tiểu ngạch sang Trung Quốc như nông sản, thủy sản, thực phẩm… sẽ chịu tác động đáng kể trong ngắn hạn.

Thống kê cho thấy năm 2019 kim ngạch xuất khẩu với Trung Quốc đạt 41,4 tỷ USD chiếm 15,7%/tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (264,09 tỷ USD); kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 75,5 tỷ USD chiếm 29,8%/tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước (253,07 tỷ USD). Số thuế phải thu từ hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc trong năm 2019 đạt khoảng 84.500 tỷ đồng chiếm khoảng 24,2% số thu của ngành Hải quan. Do đó, theo Bộ Tài chính, nếu dịch bệnh kéo dài sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu và số thu NSNN.

Thống kê theo giá trị trung bình theo ngày làm việc (loại trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ quốc gia) trong tháng 1/2020, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 1/2020 đạt 130,52 triệu USD/ngày, giảm 20,18% so với tháng 12/2019 trước đó, nhưng tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc trong tháng 1/2020 tính trung bình theo ngày đạt 261,47 tỷ USD/ngày, giảm 6,5% so với tháng 12/2019 và giảm 2,1% so với tháng 1/2019. Trong 3 ngày làm việc sau nghỉ Tết Nguyên đán (ngày 30, 31/1/2020 và 3/2/2020), tổng trị giá xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 82,1 triệu USD/ngày, chỉ bằng 63% ngày làm việc thông thường trong tháng 1/2020 trước đó. Trong khi đó nhập khẩu đạt 182,8 triệu USD/ngày, chỉ bằng gần 70% ngày làm việc thông thường trong tháng 1/2020 trước đó.

Theo tính toán, những ngành có thể chịu tác động từ sự ngưng trệ sản xuất gồm: dệt may (nhập khẩu sợi, vải), điện tử, tiêu dùng (linh kiện, phụ kiện nhập khẩu từ Trung Quốc). Tuy nhiên, việc gián đoạn nguồn cung tiềm tàng này có thể chỉ mang tính tạm thời và hoạt động sản xuất tại Trung Quốc có thể sớm được phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát. Do vậy, hoạt động thương mại điện tử có thể được ưu tiên lựa chọn. Khi người dân giảm nhu cầu đi mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng, thì nhu cầu đối với hoạt động mua sắm online, giao hàng, chuyển phát có thể gia tăng.

P.V

det may dien tu tieu dung chiu tac dong manh tu dich benh covid 19Tháo gỡ khó khăn hoạt động XNK, vận chuyển hàng hóa qua biên giới
det may dien tu tieu dung chiu tac dong manh tu dich benh covid 19Ngừng thông quan vì dịch Corona: Cần hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản dự trữ hàng hóa
det may dien tu tieu dung chiu tac dong manh tu dich benh covid 19Phòng dịch corona, sẽ thắt chặt kiểm tra hải sản, động vật nhập khẩu