Đến nửa đầu tháng 8, cả nước xuất siêu 16 tỷ USD
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến 15/8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 402 tỷ USD, giảm 13% so với mức 464 tỷ USD ghi nhận cùng kỳ năm trước.
Kỳ 1 tháng 8 (1/8 - 15/8), xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 28,6 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại kỳ 1 tháng 8 ghi nhận xuất siêu 0,2 tỷ USD, lũy kế đến 15/8 xuất siêu 16 tỷ USD.
Về xuất khẩu, trong kỳ 1 tháng 8, Việt Nam xuất khẩu 14,4 tỷ USD hàng hóa, giảm 4,6 so với cùng kỳ năm trước. Điện thoại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với 2,42 tỷ USD, giảm 10,6%. Kế đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 2,37 tỷ USD, tăng 26%; hàng dệt may đạt 1,54 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 1,53 tỷ USD…
Trong nhóm nông sản, xuất khẩu rau quả đạt 177 triệu USD; hạt điều đạt 140 triệu USD; cà phê đạt 110 triệu USD; chè đạt 10,3 triệu USD; hạt tiêu đạt 29,3 triệu USD; gạo đạt 266 triệu USD và sắn đạt 38,2 triệu USD.
Về tăng trưởng, trong 45 mặt hàng xuất khẩu, có 17 mặt hàng đạt trị giá cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Bánh kẹo và các sản phẩm là mặt hàng tăng trưởng lớn nhất với +90% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là gạo với +82%; thức ăn gia súc với +60%; rau quả +55%...
Ngược lại, than có mức giảm lớn nhất với -88%; tiếp đến là quặng và khoáng sản khác với -70%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm với -55%; xăng dầu với -51%...
Về nhập khẩu, trong nửa đầu tháng 8, cả nước nhập khẩu 14,2 tỷ USD hàng hóa, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,1 tỷ USD, đây là mặt hàng duy nhất ghi nhận kim ngạch từ 4 tỷ USD trở lên.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 1,87 tỷ USD, là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ 2. Đứng sau là vải với 494 triệu USD; sắt thép với 430 triệu USD; điện thoại và linh kiện với 412 triệu USD…
Về tăng trưởng, có 16/53 mặt hàng nhập khẩu ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu là mặt hàng tăng cao nhất với +136% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là quặng và khoáng sản +88%; đậu tương với +61%; hạt điều với +59%; ngô với +28%; phân bón với +27%...
Hàng thủy sản có mức giảm lớn nhất với -79% so với cùng kỳ năm trước; dầu thô với -72%; điện thoại và linh kiện với -55%; dầu mỡ động thực vật với -54%; ô tô nguyên chiếc các loại với -52%...
Xuất siêu đạt mức kỷ lục trong 7 tháng đầu năm Lũy kế 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 16,48 tỷ USD, cao gấp 12 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đây một điểm sáng đáng ghi nhận nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy sản xuất - kinh doanh đang gặp khó khăn. |
P.V
-
Tin tức kinh tế ngày 6/5: Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 40%
-
Tin tức kinh tế ngày 16/4: Đồng USD rơi xuống sát đáy 3 năm
-
Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng
-
Tin tức kinh tế ngày 4/4: Xuất khẩu cà phê lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD trong một tháng
-
Tin tức kinh tế ngày 28/3: Nợ xấu năm 2025 có thể tăng nhẹ
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư
-
Giá vàng hôm nay (9/5): Thị trường thế giới giảm mạnh
-
Nhà băng và doanh nghiệp tạo động lực cho nông nghiệp bền vững
-
Giá vàng trong nước cao hơn thế giới hàng chục triệu đồng, NHNN nói gì?
-
Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12-13%