Đẩy mạnh đầu tư cho an toàn thực phẩm

10:36 | 04/10/2015

695 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2015.  
day manh dau tu cho an toan thuc pham Kiểm tra ráo riết an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu
day manh dau tu cho an toan thuc pham Vì sao ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra quá nhiều?
day manh dau tu cho an toan thuc pham Hà Nội: Quản lý thực phẩm bẩn rất… khó!

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) giai đoạn 2012 - 2015. Với mục tiêu nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về VSATTP từ Trung ương đến địa phương , giảm 25% số vụ ngộ độc thực phẩm có số người mắc lớn hơn hoặc bằng 30 người so với năm 2010; 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mô hình chợ bảo đảm VSATTP… Chương trình đã được được cấp tổng mức vốn là: 4.139 tỷ đồng (giai đoạn 2012-2015).

day manh dau tu cho an toan thuc pham
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra cơ sở sản xuất bánh Trung thu tại Hà Nội

Tuy nhiên tính cả năm 2011 đến 2015 thì tổng nguồn vốn là: 1.224,8 tỷ đồng, mới chỉ chiếm 29,6% so với tổng mức vốn được phê duyệt, trong đó vốn đầu tư là 94 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 1.130,8 tỷ đồng.

Với số vốn được đầu tư, Chương trình mục tiêu quốc gia ATVSTP giai đoạn 2012 - 2015 được thực hiện 6 dự án gồm: Nâng cao năng lực quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và Phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm…

Các Bộ Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chương trình này, trong đó Bộ Y tế có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan,  UBND các thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện đồng thời chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hiệu quả của Dự án. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, khẩn trương phê duyệt theo đúng quy trình, quy định Dự án …

Còn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình; Báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện Chương trình. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả và tránh thất thoát v.v…

Từ năm 2009, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, ATVSTP, trong đó, nêu rõ trong dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm, bố trí kinh phí đảm bảo đủ mức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, VSATTP, bảo đảm tăng dần hằng năm cùng với tăng thu của ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng tăng kinh phí cho công tác quản lý chất lượng, ATVSTT ở các địa phương, đặc biệt là ở cấp xã.

Từ năm 2010 Nhà nước đã tăng đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo đảm chất lượng, VSATTP. Tuy nhiên, mức vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia ATVSTP rất hạn hẹp.  

          Quan tâm đến sức khỏe của hơn 90 triệu dân và đảm bảo phát triển giống nòi, đầu tư thích đáng để hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có đủ nguồn lực, trang bị đủ vật chất, kỹ thuật, năng lực bắt kịp sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế về ATVSTP là một chính sách đúng, phù hợp với xã hội hiện tại.

Xuân Bách

Năng lượng Mới

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc