Đấu thầu qua mạng đạt được quá ít so với chỉ tiêu đề ra
![]() |
![]() |
![]() |
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 10 tháng đầu năm, cả nước có 30.250 gói thầu được đấu thầu qua mạng, chiếm 30,8% tổng số gói thầu đã thực hiện với giá trị 88.336 tỷ đồng (chiếm 13,4% tổng giá trị các gói thầu đã thực hiện). Kết quả này chưa đạt so với chỉ tiêu đặt ra của Nghị quyết 01 là tỷ lệ lựa chọn nhà thầu qua mạng bằng hình thức chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi đạt tối thiểu 50% về số lượng gói thầu và 15% về tổng giá trị gói thầu.
![]() |
Đấu thầu qua mạng đạt được quá ít so với chỉ tiêu đề ra (ảnh minh họa) |
Về phía các bộ, ngành, chỉ có 3 trong số 37 đơn vị được thống kê đã đạt và vượt chỉ tiêu cả năm như: Đài Truyền hình Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Có 8 đơn vị đạt chỉ tiêu về tổng giá trị gói thầu (từ 15,4% đến 38,2%) nhưng chưa đạt chỉ tiêu về số lượng gói thầu (dưới 50%). Và có đến 21 đơn vị có tổng giá trị các gói đấu thầu qua mạng đạt dưới 10%; 32 đơn vị có số lượng gói thầu lựa chọn nhà thầu qua mạng đạt dưới 40%. Đáng buồn hơn có 7 đơn vị chưa thực hiện đấu thầu qua mạng gói thầu nào.
Ở khối các địa phương, trong số 63 tỉnh, thành, có 3 địa phương đã đạt và vượt chỉ tiêu chung của năm là Bình Phước, Thanh Hóa và Hòa Bình. Về tổng giá trị gói thầu, hiện có 19 địa phương đã đạt chỉ tiêu trên 15%.
Tuy nhiên, hơn một nửa số địa phương chỉ đạt dưới 10% dù thời hạn hoàn thành chỉ tiêu 15% về số lượng đặt ra chỉ còn 2 tháng. Thậm chí có đến 16 địa phương có tổng giá trị gói thầu thực hiện dưới 5%.
Về phía các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, trong số 19 đơn vị được thống kê, Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị duy nhất đạt chỉ tiêu cả về số lượng và tổng giá trị gói thầu. Còn đến 16/19 đơn vị có tổng giá trị các gói thầu đạt dưới 10% và 17/19 đơn vị có số lượng gói thầu thực hiện qua mạng đạt dưới 40%. Thậm chí có đến 8/19 đơn vị chỉ đạt dưới 1% về tổng giá trị.
Nguyễn Hưng
-
Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiểm tra công tác cấp điện dịp lễ 30/4 tại TP HCM
-
Phân cấp đầu tư công về địa phương để tạo động lực tăng trưởng dài hạn
-
Việt Nam sẽ có Hội nghị quốc tế về “Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025”
-
Thủ tướng: 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho phát triển kinh tế trong thời gian tới
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu loạt giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5
-
Tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số