Đằng sau những bất đồng của G20

14:00 | 24/07/2023

248 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại buổi họp ngày 22/7 ở Ấn Độ, do sự phản đối từ phía nhiều quốc gia khai thác nhiên liệu hóa thạch, G20 đã không đạt được sự đồng thuận về việc giảm dần nhu cầu sử dụng hydrocarbon.
Đằng sau những bất đồng của G20
Ống khói của một nhà máy nhiệt điện

Giới khoa học và nhà hoạt động môi trường đã rất tức giận khi chứng kiến thấy những cơ quan quốc tế không có hành động gì nhằm hạn chế tình hình nóng lên toàn cầu, ngay cả khi điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Trung Quốc và Mỹ đã nhấn mạnh tính cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Những bộ trưởng Bộ Năng lượng của các nước G20 dự kiến ​​sẽ trao đổi quan điểm chung về chủ đề này vào cuối cuộc họp kéo dài 4 ngày của họ. Tuy nhiên, ý định đã bị hủy bỏ do nhiều bất đồng ý kiến, bao gồm về cả việc nâng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Các thành viên cũng bác bỏ việc áp dụng biện pháp kêu gọi các nước phát triển cùng huy động 100 tỷ USD/năm để hỗ trợ những nước đang phát triển thực hiện hành động vì khí hậu trong giai đoạn năm 2020-2025.

Những cuộc thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine cũng bị đình trệ.

Hai nguồn tin nắm rõ nội dung thảo luận cho Reuters biết: Các quan chức đã không đạt được sự đồng thuận về việc loại bỏ dần những nhà máy nhiệt điện than không tích hợp thiết bị thu hồi hoặc lưu trữ carbon.

Đó là nội dung của một tài liệu dự thảo mà Reuters xem được vào tối hôm 21/7, đề cập đến "tầm quan trọng của việc cố gắng loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch không đi kèm hệ thống thu hồi carbon, với quy mô tùy theo hoàn cảnh của từng quốc gia”.

Cuối cùng, tuyên bố chung đưa ra vào hôm 22/7 đã được sửa đổi. Theo tuyên bố, một số quốc gia đã tỏ ra nghi ngờ tính hiệu quả của công nghệ thu hồi và loại bỏ carbon trong việc giải quyết những lo ngại phát sinh từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Theo ông Raj Kumar Singh - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ấn Độ, một số quốc gia muốn sử dụng phương pháp thu giữ carbon thay vì giảm dần nhiên liệu hóa thạch. Nhưng ông không tiết lộ đó là những quốc gia nào.

Các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn, như Ả Rập Xê-út, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Indonesia, được cho là đã phản đối mục tiêu nâng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo trong thập niên này.

Vai trò của nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu năng lượng toàn cầu năm 2050?Vai trò của nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu năng lượng toàn cầu năm 2050?
Quốc gia giàu khí đốt nhất châu Âu xây thêm nhà máy điện hạt nhânQuốc gia giàu khí đốt nhất châu Âu xây thêm nhà máy điện hạt nhân
Ấn Độ sẽ cung cấp hydro xanh cho EU và SingaporeẤn Độ sẽ cung cấp hydro xanh cho EU và Singapore

Ngọc Duyên

AFP