Cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc sẽ "hung hăng hơn"

08:07 | 08/11/2019

833 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell dự đoán Trung Quốc sẽ khó lùi bước trong việc chiếm lĩnh vị thế bá chủ ở châu Á.

"Tôi rất lo lắng rằng Trung Quốc sẽ liều lĩnh và hành xử theo cách hung hăng hơn, gây lo ngại lớn ở khắp khu vực", ông Kurt Campbell, cựu trợ lý của Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và được cho là kiến trúc sư trưởng chính sách "Xoay trục" sang châu Á của chính quyền Obama, nói với VnExpress trong cuộc gặp riêng tại Hà Nội cuối tháng 10/2019.

Ông Campbell nói về hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc điều tàu Khảo sát Hải Dương 8 và các tàu hộ tống xâm phạm vùng nam Biển Đông của Việt Nam, vi phạm Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).

cuu tro ly ngoai truong my trung quoc se hung hang hon
Cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell. Ảnh: Reuters.

Đánh giá ý đồ của Trung Quốc khi để tàu Hải Dương 8 khảo sát phi pháp gần 4 tháng, từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019, Campbell cho rằng có sự kết hợp của ba giả thuyết. Thứ nhất, Bắc Kinh muốn báo hiệu sẽ tăng cường các hoạt động ở trong khu vực "đường lưỡi bò", không chỉ với Việt Nam, mà còn với các bên khác cùng có tranh chấp. Đây được coi là động cơ chính và là thách thức lâu dài với các nước như Việt Nam, Malaysia, Philippines. Thứ hai, Trung Quốc thể hiện tín hiệu "rất không hài lòng" khi Việt Nam khai thác dầu ở Biển Đông, dù khu vực này thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Hà Nội. Thứ ba, Trung Quốc muốn "nhắc nhở" Việt Nam về việc hợp tác với các nước khác.

Campbell cho rằng các tín hiệu của Bắc Kinh đưa "rất nghiêm trọng". Theo đó, Trung Quốc không chỉ có các hoạt động trong khu vực thuộc "đường lưỡi bò" tự vẽ ra để đòi yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông, mà còn tăng cường nhắc đến các thực thể, dù chúng không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo luật quốc tế. Campbell cho rằng các nước cần phải thận trọng khi Trung Quốc gia tăng các các hoạt động ở khu vực thuộc "đường lưỡi bò" và đòi EEZ cho các đảo nhân tạo.

Trước thực tế Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế, Cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ vẫn tin tưởng vào sức mạnh của cơ chế này.

"Điều quan trọng nhất là chúng ta duy trì tuân thủ luật quốc tế và thể hiện rằng các nước đồng lòng về vấn đề này", Campbell nói.

Trong cạnh tranh chiến lược với Mỹ, Trung Quốc cũng thể hiện sự đối đầu ngày càng tăng. Cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ cho rằng Washington và Bắc Kinh sẽ không đi xa đến mức đối đầu công khai hay có xung đột quân sự, nhưng sẽ có nguy cơ xảy ra các sự cố do sơ suất, như tai nạn trên Biển Đông.

Theo Campbell, các tàu và máy bay của Trung Quốc thường hoạt động thiếu thận trọng gần các thiết bị quân sự của Mỹ ở Biển Đông. Có một vài trường hợp hai bên suýt va chạm. Ông nhắc lại sự cố năm 2001, khi máy bay do thám EP-3 ARIES II của Hải quân Mỹ va chạm với Tiêm kích cơ J-8II của Trung Quốc, ở khu vực cách đảo Hải Nam khoảng 110 km. Tiêm kích cơ J-8II của Trung Quốc bị phá hủy, phi công được coi là đã chết. Trong khi đó, EP-3 ARIES II hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam, 24 thành viên đội bay của Mỹ đều an toàn. Họ bị bắt, thẩm vấn và được thả 11 ngày sau đó. Chiếc EP-3 được tháo rời và đưa trở về Mỹ.

Campbell cho rằng có thể "sẽ sớm có thêm tai nạn như vụ EP3", nhưng các tai nạn đó có dẫn tới xung đột hay không là điều khó dự đoán.

"Các sự cố trên biển là riêng lẻ, nhưng nếu có thiệt hại về người, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ leo thang", Campbell nói.

Một số người đánh giá Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đạt được thỏa thuận thương mại và quan hệ hai bên sẽ bớt căng thẳng. Tuy nhiên, Campbell cho rằng cạnh tranh về cấu trúc là điều căn bản, do đó một thỏa thuận thương mại khó làm dịu tình hình. Thương mại chỉ là một "triệu chứng" của các vấn đề tồn tại giữa Washington và Bắc Kinh. Cùng với nguy cơ va chạm ở Biển Đông đã nêu ở trên, hai nước còn xung đột trong lĩnh vực công nghệ.

"Tôi cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục bất hòa", Campbell nói.

cuu tro ly ngoai truong my trung quoc se hung hang hon
Máy bay H6-K do Trung Quốc điều ra Biển Đông năm 2018. Ảnh: AP.

Theo VNE

cuu tro ly ngoai truong my trung quoc se hung hang hon

Thẩm phán vụ kiện Biển Đông: "Trung Quốc chọn bị chỉ trích"
cuu tro ly ngoai truong my trung quoc se hung hang hon

Chuyên gia: Hành động của Trung Quốc tại vùng biển của Việt Nam vi phạm luật quốc tế
cuu tro ly ngoai truong my trung quoc se hung hang hon

Quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với UNCLOS 1982
cuu tro ly ngoai truong my trung quoc se hung hang hon

Biển Đông không chỉ có khác biệt mà còn là hợp tác song phương và đa phương
cuu tro ly ngoai truong my trung quoc se hung hang hon

Chuyên gia “khen” giải pháp ngoại giao thông minh của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông