Chuyên gia “khen” giải pháp ngoại giao thông minh của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông
Ông James Borton, chuyên gia tại Trung tâm Ngoại giao Khoa học Đại học Tufts (Mỹ), ngày 6/11 đã có cuộc trao đổi với phóng viên Dân Trí bên lề Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”.
Theo chuyên gia Borton, ông “đánh giá rất cao ban lãnh đạo của Việt Nam cũng như sự kiên nhẫn của Việt Nam trong việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao thông minh và mang tính chiến lược nhằm đối phó với Trung Quốc”.
Khi được hỏi về việc Việt Nam có thể giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào khi trở thành Chủ tịch ASEAN vào năm tới, ông Borton nói: “Khi Việt Nam tiếp nhận ghế Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, đây sẽ là vị thế mạnh mẽ hơn cho Việt Nam trong việc giải quyết các hành vi xâm phạm của các tàu Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam có thể tổ chức các phiên thảo luận đặc biệt của ASEAN để nhấn mạnh một thông điệp thống nhất, xây dựng sự đồng thuận, đối với Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC)”.
“Ngoài ra, với tư cách là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam có thể tận dụng hiệu quả hơn các phiên thảo luận tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York để đưa vấn đề Biển Đông ra trao đổi”, chuyên gia Borton cho biết.
Theo ông Borton, Việt Nam “có nhiều cơ hội để bày tỏ quan ngại về các diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông, bao gồm các vụ việc nghiêm trọng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam”. Trong đó, các cuộc hội thảo như Hội thảo Biển Đông lần thứ 11 hôm nay cũng có vai trò nhất định.
“Điều quan trọng là Việt Nam cần mời thêm các hãng truyền thông quốc tế tới tham dự các chương trình này”, ông Borton đề xuất.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, “có những lý do thuyết phục” để ủng hộ Việt Nam tiếp bước Philippines, đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án quốc tế.
“Trong bối cảnh vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng tăng lên, Việt Nam có thể và nên tiếp cận cộng đồng Liên minh châu Âu (EU) để tìm kiếm sự ủng hộ về địa chính trị cho nền tảng pháp lý của Việt Nam trong việc đối phó với các hành vi vi phạm của Trung Quốc”, ông Borton nhấn mạnh.
Nhận định về lập trường của Mỹ, chuyên gia Borton cho biết “Mỹ quan ngại về các động thái của Trung Quốc cũng như sự can thiệp của Bắc Kinh vào các hoạt động dầu khí tại vùng biển tranh chấp trên Biển Đông”.
“Mỹ tuyên bố rằng họ quan ngại trước thông tin Trung Quốc can thiệp vào hoạt động dầu khí của Việt Nam tại Biển Đông, nơi Việt Nam nói Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Bộ Ngoại giao Mỹ đã coi hành động của Trung Quốc là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, và từ đó vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS)”, ông Borton nói.
Khi được hỏi lý do khiến Trung Quốc thực hiện các động thái ngang ngược tại Biển Đông vào thời điểm này, chuyên gia Borton nhận định: “Trung Quốc tiến hành các động thái bá quyền trắng trợn tại Biển Đông vì họ tin rằng, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang bị xao nhãng bởi cuộc điều tra luận tội và các sự kiện khác”.
“Các động thái liều lĩnh của Trung Quốc cũng là một cách để thử sự quyết tâm của Mỹ”, ông Borton cho biết thêm.
Theo Dân trí
- Iran triệt phá vụ tấn công mạng từ nước ngoài
- Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng 'lịch sử' Mỹ: Hạ viện thông qua, Tổng thống Trump sẽ ký ngay lập tức
- Rơi trực thăng quân sự Nga, 2 người thiệt mạng
- Cận cảnh tàu Nga phóng tên lửa Kalibr diệt mục tiêu sau 137 giây
- Việt Nam lên tiếng về tình hình Biển Đông tại phiên họp Đại hội đồng LHQ về 'Đại dương và Luật biển'
- Ngoại trưởng Nga: Tỉnh Idlib của Syria phải được giải phóng
- Tin tức thế giới 11/12: Trung Quốc gặp khó dù tung tiền tỷ mua quyền lực mềm
- Mỹ phản ứng với đề xuất mở rộng Hiệp ước New START của Nga
- Châu Âu và Mỹ lên kế hoạch phóng vệ tinh “cảm tử” vào không gian
- Quân đội Syria sử dụng thiết bị của Nga để thu dọn bom mìn ở Latakia
- Mỹ cấm bay toàn bộ học viên phi công Ả Rập Xê-út
- Mỹ bắt cựu Bộ trưởng An ninh Công cộng Mexico
-
Quân Nga tiến vào thủ phủ của IS tại Syria
-
Tin tức thế giới 6/12: Bộ Quốc phòng Mỹ cáo buộc Trung Quốc “vi phạm trật tự quốc tế”
-
Đảo Nhật Bản có thể trở thành “tàu sân bay không thể đánh chìm” cho Mỹ
-
Tổng thống Pháp nói Nga không còn là kẻ thù của NATO
-
Máy bay quân sự Mỹ thường xuyên tuần tra Biển Đông

Dầu lửa trong cuộc chiến ở Syria
- Arab Saudi lần đầu công bố thiệt hại tại các cơ sở dầu mỏ sau vụ tấn công
- Tòa án Bulgaria dỡ bỏ trở ngại cho việc tiếp tục dự án "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ"
- Mỹ để mở khả năng áp lệnh trừng phạt Rosneft
- Biệt đội chó chống tăng của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai
- Hai ông Diệm - Nhu và những chiến dịch “phá đám” Sihanouk
- Anh quốc: Đảng “Thay đổi” được thành lập
- Fukushima: Nhật Bản đang bắt tay vào làm sạch năng lượng hạt nhân
- Chủ tịch nội các Anh, ông Lidington lên tiếng về Brexit