Cơ hội để Nga củng cố vị thế ở Trung Á trước sự cạnh tranh của Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ
"Bộ Năng lượng Kyrgyzstan và công ty Rusatom Energy Project" - công ty con của tập đoàn điện hạt nhân Rosatom Nga, "đã ký một biên bản hợp tác", Bộ trưởng năng lượng Kyrgyzstan cho biết.
Theo Bộ trưởng, biên bản này là thỏa thuận hợp tác "chuẩn bị nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy điện hạt nhân công suất thấp ở Kyrgyzstan".
Kyrgyzstan vẫn luôn giữ quan hệ mật thiết với Nga trong kinh tế và quân sự, nhất là khi Nga chiếm hơn một phần ba lượng hàng hóa nhập khẩu của Kyrgyzstan.
Nga đang cố gắng duy trì ảnh hưởng của mình ở Trung Á trước sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây, đặc biệt là cuộc chiến ở Ukraine khiến các nước trong khu vực hạn chế giao thương với Nga.
Theo đó, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ ràng buộc Kyrgyzstan với Nga trong vài thập kỷ và khiến nước này phụ thuộc vào Nga, đây là cơ hội để Nga củng cố vị thế của mình với Kyrgyzstan.
Hôm thứ Ba, Tập đoàn Rosatom cho biết hai bên đã đồng ý "phát triển hợp tác" trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân với "lò phản ứng RITM-200N".
Kyrgyzstan thường xuyên gặp tình trạng cắt điện vì mạng lưới điện đã xuống cấp dù trước đó đã được đầu tư và phụ thuộc quá nhiều vào các nhà máy thủy điện, cũng như một số nhà máy nhiệt điện than.
Nhưng do ngày càng thiếu nước để chạy tua-bin, quốc gia có 6 triệu dân này không thể tự cung cấp năng lượng mà phải nhập khẩu từ các nước láng giềng.
Theo Tập đoàn Rosatom, các nhà máy điện hạt nhân công suất thấp "được thiết kế cho các vùng sâu vùng xa với mạng lưới điện kém phát triển".
Cụ thể, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ giúp Kyrgyzstan "đảm bảo sự độc lập về năng lượng ở vùng sâu vùng xa".
Ngoài ra, Kazakhstan và Uzbekistan trong những tháng gần đây cũng có ý định xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.
Phương Tây lại cáo buộc tin tặc Nga tấn công trạm LNG của Hà Lan |
G7 có lường hết hậu quả đằng sau giá trần áp lên dầu Nga |
Châu Âu viện trợ khẩn cấp cho ngành năng lượng Ukraine |
Nh.Thạch
AFP
-
Vừa làm, vừa hoàn thiện thị trường carbon trong nước
-
Doanh nghiệp Nhà nước cần được tăng cường phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả kinh doanh
-
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông
-
Hướng tới một Cộng đồng ASEAN kết nối hơn, tự cường hơn
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” của Hà Nội