Thỏa thuận mới của OPEC +

Có giữ được giá dầu ổn định?

08:15 | 18/12/2018

240 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 7/12/2018 tại Vienna (Áo), các thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và 10 quốc gia khác, bao gồm cả Nga, đã đạt được thỏa thuận mới về cắt giảm sản lượng dầu. Đây được cho là “một điểm tích cực”.  

Giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày

25 quốc gia được gọi là OPEC+ (15 quốc gia thành viên OPEC và 10 nhà sản xuất không thuộc OPEC) đã đồng ý giảm sản lượng dầu thô 1,2 triệu thùng mỗi ngày (1,2 Mb/d). Cam kết này sẽ được thực hiện từ tháng 1/2019 (so với mức sản xuất của tháng 10/2018) và được duy trì trong thời gian ban đầu là 6 tháng, theo thông cáo của Hội nghị Bộ trưởng trong và ngoài OPEC lần thứ 5, kết thúc ngày 7/1/2018.

co giu duoc gia dau on dinh
Thượng đỉnh OPEC+ tại Vienna, Áo, ngày 7/12/2018

Nỗ lực này còn cao hơn cả mức giảm sản lượng dự kiến ban đầu được Arập Xêút đề xuất với 1 Mb/d. Và ý nghĩa hơn nữa đó là thất bại của Mỹ, quốc gia đã không tiếc công sức để gây áp lực đối với Riyadh để hạn chế sự sụt giảm nguồn cung nhằm ngăn cản sự gia tăng của giá dầu - ông Francis Perrin, Giám đốc Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS) cho biết. Việc cắt giảm sản lượng dầu cũng coi như một cách hỗ trợ Iran vì giá dầu sẽ tăng. Như vậy những nỗ lực của Washington nhằm siết nền kinh tế của nước sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC coi như bị vô hiệu hóa một phần.

Khi được hỏi liệu quyết định cắt giảm sản lượng dầu có thể gây bất lợi cho mối quan hệ của Riyadh với Washington hay không, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih nói với các phóng viên rằng, Iran sẵn sàng “bơm” thêm dầu nếu có sự gián đoạn lớn về nguồn cung.

Nỗ lực giảm sản lượng dầu sẽ được các thành viên OPEC đảm nhận 2/3 (0,8 Mb/d), còn lại (0,4 Mb/d) do các nhà sản xuất khác đảm nhận, trong đó có Nga. Bên trong OPEC, 4 quốc gia phải gánh chịu 80%, tức giảm 800.000 thùng mỗi ngày, gồm: Arập Xêút, Iraq, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất và Kuwait. 3 quốc gia được “miễn trừ” theo thỏa thuận: Iran (do xuất khẩu dầu thô bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ), Venezuela và Libya. Nga cam kết cắt giảm 228.000 thùng/ngày từ mức 10,4 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2018, dù họ nói việc cắt giảm sẽ dần dần và diễn ra trong vài tháng.

Thị trường dầu sẽ tái cân bằng?

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ giúp cân bằng cung cầu trên thị trường, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak “ca ngợi” sau của cuộc họp tại Vienna. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự không chắc chắn, nhất là do sự gia tăng trong tương lai của dầu đá phiến Mỹ.

co giu duoc gia dau on dinh
Sơ đồ diễn biến giá dầu Brent

Xin nhắc lại, Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới trước Nga và theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Mỹ có thể đáp ứng 80% mức tăng tiêu thụ dầu thế trong khoảng thời gian từ giữa năm 2018 đến năm 2023.

Theo thông báo của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), vào tháng 9/2018, Mỹ đã là nhà sản xuất hydrocarbon lỏng hàng đầu thế giới bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng. Tuần trước, trong báo cáo hằng tuần, EIA cho biết, nhập khẩu ròng dầu và xăng hằng tuần của Mỹ đã giảm xuống “âm” 211.000 thùng/ngày, có nghĩa là Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu ròng dầu. Washington đạt được điều này là do tăng xuất khẩu dầu thô hằng tuần lên mức kỷ lục, hơn 3,2 triệu thùng/ngày.

Năm 2019, nhu cầu dầu toàn cầu có thể tăng 1,4 Mb/d và sản lượng dầu thô của Mỹ tăng 1,2 Mb/d, theo dự đoán mới nhất của IEA và EIA. Trong những điều kiện như thế, sự cân bằng của thị trường dầu mỏ không phải là “ngoài tầm với” mà là “không thể được bảo đảm”, ông Francis Perrin nhận định, đồng thời lặp lại những bất ổn mạnh mẽ xung quanh giá dầu.

Xin nhắc lại, giá trung bình mỗi thùng dầu Brent đạt 81,03USD vào tháng 10/2018, khiến ở Pháp giá nhiên liệu tăng đáng kể, nguồn gốc của phong trào “Áo vàng” hiện nay. Vào tháng 11/2018, giá dầu đã giảm 20%, mức trung bình hằng tháng, đạt 64,75 USD/thùng, một phần do sự nới lỏng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran (Mỹ miễn cho 8 quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp tục mua dầu thô Iran gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Italia, Hy Lạp đến đầu tháng 5/2019.

Đối với các quốc gia trong nhóm OPEC +, không có mục tiêu giá dầu rõ ràng nhưng có thể họ sẽ khá hài lòng nếu giá dầu Brent trong khoảng 60-70 USD/thùng trong nửa đầu năm 2019, ông Francis Perrin nói.

Sau thỏa thuận Vienna, giá dầu Brent đóng cửa ngày 7/12 tăng gần 2,7%, lên 61,7 USD/thùng với hợp đồng giao tháng 2/2019. Trong 11 tháng đầu năm 2018, giá dầu Brent đạt trung bình gần 72,3 USD/thùng. Các thành viên OPEC+ có kế hoạch gặp lại nhau tại Vienna vào tháng 4/2019.

Năm 2019, nhu cầu dầu toàn cầu có thể tăng 1,4 Mb/d và sản lượng dầu thô của Mỹ tăng 1,2 Mb/d, theo dự đoán mới nhất của IEA và EIA. Trong những điều kiện như thế, sự cân bằng của thị trường dầu mỏ không phải là “ngoài tầm với” mà là “không thể được bảo đảm”.

S.Phương

Lo OPEC khó thống nhất giảm sản lượng, giá dầu tiếp đà giảm, dầu brent mất mốc 60 USD
Giá dầu bao nhiêu là “hoàn hảo”?
Các cường quốc dầu mỏ kêu gọi một “chiến lược mới”

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps