'Cô gái viết nỗi cô đơn’: Lời 'thú tội' của nhà văn

18:19 | 17/07/2016

1,818 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Shin Kyung-sook là cái tên đã quen thuộc với độc giả Việt Nam qua những cuốn sách gây nhiều đồng cảm như “Hãy chăm sóc mẹ”, “Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi”. Lần này, độc giả một lần nữa được thổn thức với cô qua tác phẩm mới xuất bản - “Cô gái viết nỗi cô đơn”. 

So với những tác phẩm khác của Shin, Cô gái viết nỗi cô đơn đậm chất tự truyện về một quãng đời mà chính tác giả cũng hồ như muốn để rơi vào lãng quên. Tiểu thuyết - tự truyện này được viết dưới một kết cấu khá truyền thống, trong đó câu chuyện viết lách ở hiện tại của một nhà văn với những đứt nối, chạy trốn và dằn vặt không nguôi bị giằng xé về thời gian, không gian với kí ức về câu chuyện trong quá khứ.

Nhân vật “tôi” khi đó là một cô gái nông thôn mười sáu tuổi, xuất thân trong một gia đình nghèo đông con cái, không thể tiếp tục học thẳng lên cấp ba như bao thiếu nữ khác. Cô phải đi một quãng đường vòng. Học nghề và xin vào làm công nhân trong một khu công nghiệp, sau đó theo học chương trình giáo dục đặc biệt dành cho công nhân vào buổi tối.

Sống ở một căn phòng hiu quạnh trong dãy nhà trọ ba mươi bảy phòng như một mê cung. Chen chúc ra vào cùng ba anh chị em khác. Làm quen với những người bạn cũng đặc biệt như mình. Đối với họ, từ sáng đến tối bên dây chuyền sản xuất là cả thế giới, là khung cảnh cuộc sống. Đi học vừa là ước mơ cũng vừa triền miên trong cảm giác mệt mỏi.

co gai viet noi co don loi thu toi cua nha van
Tiểu thuyết "Cô gái viết nỗi cô đơn" mang hơi hướm một cuốn tự truyện, về chính nghề viết của tác giả.

Thế giới quanh cô công nhân - nữ sinh là thế giới của khói bụi, lao động cực nhọc của nhà máy; thế giới xám xịt, chật hẹp của đời sống sinh hoạt thường nhật. Là khung cảnh đấu tranh đòi dân chủ của học sinh, sinh viên, công nhân nhà máy, những người chết, những người mất tích, những người mãi mãi không trở về. Trong thế giới đó, không phải một cuộc cách mạng, không phải mộng tưởng về một thời đại dân chủ đã cứu cô gái mười sáu tuổi. Giấc mơ trở thành nhà văn là sợi dây duy nhất kéo cô công nhân - nữ sinh lên khỏi mặt đất, giúp cô sống sót qua những tháng ngày cực khổ, đầy ám ảnh và chết chóc.

Shin Kyung-sook là một thành viên của Thế hệ 386 (cùng thời với các nhà văn như Gong Ji-young, Kim Young-ha,…). Đó là những người Nam Hàn sinh vào thập niên 60 của thế kỉ XX. Họ trưởng thành trong giai đoạn phong trào đấu tranh dân chủ tại Hàn Quốc lên đến đỉnh điểm. Vào thời điểm những tác phẩm của họ ra đời, Hàn Quốc đã là một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ ở Á Đông, tăng trưởng liên tục.

Song trước đó, vào quãng thời tuổi trẻ của họ, ở thời điểm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỉ XX, không biết bao nhiêu thanh niên đã mãi mãi ra đi khi thanh xuân vừa chớm, cống hiến phần đẹp đẽ nhất cho lí tưởng dân chủ của xã hội.

co gai viet noi co don loi thu toi cua nha van
Nhà văn Shin Kyung-sook là cái tên quen thuộc với độc giả Việt Nam qua các tác phẩm như "Hãy chăm sóc mẹ", "Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi" và mới đây là "Cô gái viết nỗi cô đơn".

Cũng như các nhà văn cùng thời, Shin Kyung-sook không phán xét lịch sử bằng cái nhìn chung chung, cũng không phê phán xã hội hay cổ vũ đấu tranh bằng những lời lẽ rao giảng thấm đẫm ánh hào quang. Lịch sử của họ là lịch sử chảy tràn qua cá nhân, qua những chiêm nghiệm lặng lẽ và ngậm ngùi, là lịch sử để lại những thương tích thể xác hay tâm hồn không cách nào chữa lành đối với những người thân thuộc xung quanh.

Với cô thiếu nữ mười sáu tuổi, đó là người anh ruột thịt từng bị đánh bầm dập phải trốn chui trốn lủi, sự mất tích của một người đàn ông tốt bụng vì một lí do không rõ ràng, sự kết liễu cuộc đời của một người chị em thân thiết vì tan vỡ giấc mộng tình cảm… Đó là những nỗi đau bằng thực của kí ức khiến nữ nhà văn của tuổi ba mươi hai không ngừng đào xới lên rồi lấp lại hàng trăm hàng nghìn lần. Đó cũng là một nỗi day dứt rất nhân văn được truyền tải trong những câu chuyện của Shin.

Giữa những biến thiên lịch sử và nỗi đau đó, giấc mơ của người thiếu nữ không ngừng được tôi luyện và lớn lên.

Là một tác phẩm có hơi hướm tự truyện, qua Cô gái viết nỗi cô đơn, độc giả được một lần nhìn thấy rất rõ quá trình một tác phẩm ra đời. Shin Kyung-sook cũng thể hiện rất chân thành những suy tư, chiêm nghiệm về con người cá nhân trong tư cách người viết. Không hào nhoáng, không màu mè, cũng không có hào quang. Chỉ có một nỗi cô độc và đau đớn do mảnh đất tâm hồn không ngừng bị đào xới.

Nhân vật ‘tôi’ viết: “Bây giờ bên ngoài những con chữ, tôi cảm thấy một nỗi đau nhức nhối trong tim.” Hẳn là, việc dứt lòng mình ra, phơi bày tâm hồn mình trước nhân thế không phải là một việc dễ dàng. Huống hồ, phơi bày những kí ức nhức nhối; gọi thức dậy tên và mối dây kết nối với những con người đã chết; phơi bày cả phần tối tăm, cả “con quỷ” vẫn ẩn nấp đâu đó trong tâm hồn mình.

Có lẽ, cuối cùng, sau tất cả những suy nghiệm về quá khứ, viết lách, nữ nhà văn ba mươi hai tuổi có thể một lần được nhìn toàn cảnh về tuổi mười sáu của mình. Nhìn lại để bước tiếp, để liên tục dấn mình vào cuộc đời không khi nào ngớt những buồn đau.

co gai viet noi co don loi thu toi cua nha van

‘Xứ tuyết’: Mối tình bi thương giữa miền tuyết trắng

Là kiệt tác của văn hào Nhật Bản Yasunari Kawabata, “Xứ tuyết” góp phần tôn vinh Kawabata hơn cả trong giải Nobel văn chương 1968. Tác phẩm kể về mối tình bi thương, lấp lánh và đẹp đẽ trên nền băng tuyết trắng xóa.

co gai viet noi co don loi thu toi cua nha van

Ra mắt sách nhân ngày giỗ thứ 2 nhà văn Tô Hoài

Tưởng nhớ hai năm ngày mất (13/7/2016) của cố nhà văn Tô Hoài, Công ty Sách Phương Nam giới thiệu tới bạn đọc 3 tác phẩm: “Cỏ dại”; “Những gương mặt” và “Sổ tay viết văn”.

co gai viet noi co don loi thu toi cua nha van

Hơi thở mới của ‘Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ’

Xuất bản lần đầu tại Nga năm 1983, đến những năm cuối của thập niên 80, “Chiến tranh không có một khuôn mặt của phụ nữ” được xuất bản tại Việt Nam qua bản dịch của nhà văn Nguyên Ngọc. Mới đây, tác phẩm được Tao Đàn mua bản quyền và được nhà văn Nguyên Ngọc dịch mới hoàn toàn so với bản trước đó.

Yên San

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.