Ngày Chuyển đổi số Việt Nam:

Chuyển đổi số quốc gia - Chia sẻ và kết nối

18:40 | 14/12/2020

189 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong 2 ngày 14 - 15/12 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa), Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại Du lịch Thành phố Hà Nội tổ chức diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin - Ngày chuyển đổi số Việt Nam 2020 (Vietnam ICT Summit - DX Day Vietnam 2020).
Thúc đẩy chuyển đổi số: Phải “chuyển đổi” từ bản thânThúc đẩy chuyển đổi số: Phải “chuyển đổi” từ bản thân
"Việt Nam sẽ trở thành quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục"
VAF 2020: Chuyển đổi số - Từ tư duy đến hành độngVAF 2020: Chuyển đổi số - Từ tư duy đến hành động
Khai trương “Trục liên thông văn bản Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”Khai trương “Trục liên thông văn bản Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”
Chuyển đổi số quốc gia - Chia sẻ và kết nối
Toàn cảnh diễn đàn

Với chủ đề “Chuyển đổi số quốc gia: Chia sẻ và Kết nối”, chương trình là hoạt động thiết thực đồng hành cùng Chính phủ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam, thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Chuyển đổi số quốc gia - Chia sẻ và kết nối

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA phát biểu khai mạc diễn đàn

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA chia sẻ, với mong muốn đưa công nghệ thâm nhập vào mọi ngõ ngách đời sống xã hội con người, đưa Việt Nam trở thành Quốc gia số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giúp tăng năng suất lao động; xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.

VINASA định hướng tổ chức Ngày chuyển đổi số Việt Nam thành một hoạt động thường niên, tạo ra một không gian “chia sẻ” kiến thức và kinh nghiệm chuyển đổi số, “kết nối” giải pháp chuyển đổi số với các ngành, các lĩnh vực nhằm nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành Quốc gia số với Chính phủ số hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn. Kinh tế số sáng tạo, năng suất cao; xã hội số văn minh, bình đẳng.

Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo.

Công ty nghiên cứu McKensey thì chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%. Còn theo một khảo sát từ Singapore, nếu các nước Asean chuyển đổi số mạnh mẽ, năm 2030 GDP Asean có thêm 1.000 tỷ USD. Đối với Việt Nam, GDP năm 2030 sẽ tăng 100 tỷ USD.

Những năm qua, ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành hạ tầng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, là phương thức phát triển mới nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo số liệu từ Bộ TT&TT, doanh thu ngành CNTT năm 2019 đạt khoảng 100 tỷ USD tương đương 1/3 GDP Việt Nam. Trong đó, ngành phần mềm và dịch vụ CNTT có khoảng 12.000 doanh nghiệp đạt doanh thu 11 tỷ USD. Nhân lực ngành CNTT khoảng 1 triệu lao động với khoảng 250.000 lập trình viên.

Theo Cisco (2019), mức độ sẵn sàng cho số hóa của Việt Nam đang ở mức trung bình ở vị trí 70/141 quốc gia, với điểm mức là 12,06/25 điểm.

Theo khảo sát của VINASA với trên 500 doanh nghiệp, tổ chức tham gia diễn đàn Cấp cao CNTT - Ngày Chuyển đổi số Việt Nam, 3 yếu tố thách thức nhất trong chuyển đổi số gồm: Quyết tâm của lãnh đạo tổ chức; chi phí, thời gian, nguồn lực; và cách thức chuyển đổi số như thế nào thì phù hợp với tổ chức. Ngoài ra, yếu tố bảo mật an toàn thông tin là yếu tố thách thức có lựa chọn cao thứ 4 trong khảo sát.

Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình nhận định: "Thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với những thay đổi vô cùng nhanh chóng mà trong đó chuyển đổi số đang trở thành động lực lớn nhất đem lại sự đột phá mạnh mẽ. Các mô hình kinh doanh mới, các dịch vụ mới đang được sản sinh ngày càng nhiều trên các nền tảng công nghệ tạo ra những “bước nhảy” về kinh tế. Chính vì thế, tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đều mong muốn sở hữu công nghệ, tham gia vào cuộc đua công nghệ số.

Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình kỳ vọng, qua diễn đàn sẽ bồi đắp thêm vào không gian tri thức chuyển đổi số những kinh nghiệm thực tiễn sống động và các giải pháp hiệu quả để cộng đồng doanh nghiệp Việt có thể tham khảo, lựa chọn cho hành trình của mình, qua đó tích cực kết nối hợp tác cung - cầu về chuyển đổi số.

Chuyển đổi số quốc gia - Chia sẻ và kết nối
Triễn lãm chuyển đổi số tại diễn đàn

Trong phiên khai mạc diễn đàn, nhiều thông tin chia sẻ rất hữu ích cũng được chia sẻ như: “Những thành tựu của Hàn Quốc trong chính sách thúc đẩy sáng tạo số và đinh hướng trong tương lai”, “Kinh nghiệm thực tiễn về chuyển đổi số của doanh nghiệp”, “Sức mạnh kỹ thuật số: Từ khả năng chống chịu đại dịch đến phục hồi kinh tế”, "Cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh kinh tế số". Các doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam như VNPT, FPT, MISA cũng có phần chia sẻ những kinh nghiệm, thuận lợi khó khăn khi triển khai các giải pháp chuyển đổi số với các cơ quan chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp.

Trong hai ngày diễn ra Ngày chuyển đổi số Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động nổi bật, trong đó 6 hội nghị chuyên đề xoay quanh việc chuyển đổi số với 6 ngành và lĩnh vực trọng điểm: Nông nghiệp, Y tế, Logistics, Tài chính - Ngân hàng, Sản xuất công nghiệp và nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Bên cạnh các báo cáo chương trình còn có triển lãm giới thiệu các giải pháp chuyển đổi số, hoạt động kết nối cung cầu, tư vấn về chuyển đổi số dành cho các bên quan tâm.

Nguyễn Hoan