Chứng khoán Trung Quốc: Bài học gì cho chúng ta?
|
Từ giữa tháng 6, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bốc hơi khoảng 3.200 tỷ USD, tương đương 2 lần quy mô của TTCK Ấn Độ và bằng GDP cả nước của Đức. Câu chuyện bắt đầu tư những đánh giá đầy màu hồng của các chuyên gia tài chính: họ cho rằng giá cổ phiếu ở TTCK Trung Quốc quá rẻ so với tiềm năng. Ngay lập tức, thị trường này đã tăng gấp đôi kể từ tháng 11/2014. Trung tuần tháng 6/2015, ngay sau khi Chính phủ Trung Quốc quyết định điều tra các hành vi thao túng giá, thị trường đã tiến hành điều chỉnh và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Thị trường Trung Quốc “vỡ” hay chỉ là “điều chỉnh” còn chưa thể khẳng định, nhưng hậu quả đã thấy rõ. Tính đến thời điểm 7/7, khoảng gần 1500 công ty niêm yết trên TTCK Trung Quốc đã tạm ngừng giao dịch, chiếm 40% số lượng và cũng từng ấy khối lượng vốn hóa thị trường. Động thái này nhằm ngăn không cho giá cổ phiếu tiếp tục lao dốc, kìm chân các nhà đầu tư đang giẫm đạp lên nhau để bán ra.
Trung Quốc vừa mất trắng 2.300 tỷ USD Trong ba tuần qua, Trung Quốc đã mất trắng 2.360 tỷ USD trong thị trường chứng khoán, số tiền gấp 10 lần GDP của Hy Lạp. Bắc Kinh đã lên tiếng tố cáo “bàn tay đen tối” của phương Tây. |
Quy định công bố thông tin trên TTCK còn nhiều hạn chế Ngày 26/01/2015, tại TP HCM, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM tổ chức buổi Hội thảo “Hoàn thiện khung pháp lý về Công bố Thông tin cho thị trường chứng khoán” cho các thành viên tham gia thị trường. |
TTCK Trung Quốc chìm trong cơn hoảng loạn cũng khiến hệ thống tài chính thế giới ngả nghiêng: Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm hơn 3% trong ngày 8/7; Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và Việt Nam cũng gặp tình cảnh tương tự; Dow Jones sụt tới 200 điểm trong cùng ngày.
Khủng hoảng trên TTCK Trung Quốc kỳ này thực tế không ảnh hưởng đáng kể gì tới thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, phải có những bài học mà chúng ta cần rút ra ngay bây giờ.
Tình cảnh năm 2008 của Việt Nam cũng tương đối giống so với khủng hoảng này ở TTCK Trung Quốc. Còn nhớ, năm 2007 đã lác đác xuất hiện những nhận định “màu hồng” về tiềm năng của TTCK Việt Nam, để rồi đến 2008 là cả một thời kỳ bủng nổ, người người chơi chứng khoán, nhà nhà buôn chứng khoán. Đây hầu hết là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, có vốn ít nhưng tâm lý “bầy đàn” nặng nề. Họ sẵn sàng thế chấp tài sản, vay thêm từ ngân hàng và các công ty chứng khoán để hiện thực hóa giấc mơ đổi đời. Đó chính là mối đe dọa tiềm tàng nhất đối với sự ổn định của bất kỳ thị trường nào. Do không có kinh nghiệm, đánh theo trào lưu, chính những nhà đầu tư nhỏ lẻ lại dễ dàng “tạo sóng” để dẫn dắt thị trường, không theo một quy luật nào.
Theo cá chuyên gia, đây là bài học đắt giá cho các nhà đầu tư Việt Nam: việc đầu tư theo cá nhân nhỏ lẻ là rủi ro và kéo theo sự trồi sụt bất bình thường của cả thị trường. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ nên nhìn nhận một cách thực tế về trình độ, kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán. Không phải ngẫu nhiên mà tại các nước phát triển, nhà đầu tư cá nhân thường tham gia vào TTCK thông qua việc mua chứng chỉ của các quỹ đầu tư nếu muốn kiếm lời từ chứng khoán. Các quỹ đầu tư thường hoạt động với số vốn lớn, đa dạng hóa danh mục nhằm giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư tập hợp được các chuyên gia trên thị trường tài chính, có điều kiện tiếp cận các thông tin nhanh và chính xác, đồng thời nắm rõ hơn tình hình hoạt động của các công ty niêm yết. Chính những quyết định đầu tư của họ phản ánh tương đối chính xác hiệu quả kinh doanh của công ty niêm yết, đồng thời giảm thiểu tình trạng mua bán theo tâm lý đám đông.
Thiết nghĩ, một chính sách nhằm siết chặt lại việc đầu tư của cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam là điều cần thiết lúc này!
Bảo Sơn
Năng lượng Mới
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025