Chính sách lương hưu, trợ cấp BHXH quan trọng có hiệu lực từ tháng 8

12:09 | 31/07/2023

212 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong tháng 8, những chính sách điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động, người dân cả nước.
Chưa đóng đủ BHXH, người lao động hưởng chế độ thế nào?Chưa đóng đủ BHXH, người lao động hưởng chế độ thế nào?
Có thể đóng bảo hiểm xã hội Có thể đóng bảo hiểm xã hội "vượt trần" để có lương hưu trăm triệu/tháng?
Thường trực Chính phủ: Khuyến khích người lao động hạn chế rút BHXH một lầnThường trực Chính phủ: Khuyến khích người lao động hạn chế rút BHXH một lần

Ngày 29/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng được thực hiện từ 1/7. Ngày 14/8 tới đây Nghị định này chính thức có hiệu lực thi hành.

Theo đó, từ 1/7, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 12,5% đến 20,8%.

Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 đối với các đối tượng quy định đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 với các đối tượng quy định chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021.

Chính phủ quyết định tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 12,5% đến 20,8%.
Chính phủ quyết định tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 12,5% đến 20,8%.

Theo Nghị định 42, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh có mức hưởng thấp hơn 3 triệu đồng/tháng được điều chỉnh tăng thêm.

Cụ thể, tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng với những người có mức hưởng dưới 2,7 triệu đồng/người/tháng.

Tăng lên bằng 3 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2,7 triệu đồng/người/tháng đến dưới 3 triệu đồng/người/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định này căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Theo Nghị định 42, các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/7 bao gồm cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.

Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại nghị định số 92 năm 2009 của Chính phủ, nghị định số 34 năm 2019, nghị định số 121 năm 2003 của Chính phủ và nghị định số 9 năm 1998 của Chính phủ.

Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định số 91/2000 của Thủ tướng, quyết định số 613/2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định số 206/1979 của Hội đồng Chính phủ.

Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định số 130/1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và quyết định số 111/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quyết định số 142/2008 của Thủ tướng và quyết định số 38/2010 của Thủ tướng.

Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định số 53/2010 của Thủ tướng.

Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định số 62/2011 của Thủ tướng.

Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 1/1/1995.

Các đối tượng quy định tại các điểm nêu trên nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/1995, sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 3 triệu đồng/tháng.

Theo Dân trí