Chiến tranh ở Ukraine: OECD bảo vệ việc tăng thuế đối với các tập đoàn năng lượng

08:33 | 15/03/2022

503 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tổng thư ký của OECD hôm thứ Hai cho là hợp pháp khi tạm thời tăng thuế đối với các công ty năng lượng nhằm tài trợ cho các biện pháp hỗ trợ vào người tiêu dùng, bị ảnh hưởng nặng nề bởi đà tăng giá do chiến tranh ở Ukraine.
Chiến tranh ở Ukraine: OECD bảo vệ việc tăng thuế đối với các tập đoàn năng lượng

"Trong ngắn hạn (...) có thể tăng mức đánh thuế đối với lĩnh vực này và chuyển một phần thu nhập này để giảm bớt tác động của giá cả tăng đối với người tiêu dùng", Mathias Cormann cho biết tại một Diễn đàn kinh tế ở Madrid.

"Điều này đã được thực hiện ở Ý và Romania" và "chúng tôi khuyến khích các Chính phủ xem xét (điều này) một cách nghiêm túc", dựa trên "những lợi ích" mà các nhóm lớn trong lĩnh vực này gặt hái được, người đứng đầu Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế nói tiếp.

Giá năng lượng đã tăng đáng kể trong những tháng gần đây, do nhu cầu mạnh mẽ liên quan đến việc khởi động lại hoạt động sau dịch bệnh Covid-19. Giá cả đã tăng tốc đáng kể từ khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine vào ngày 24 tháng 2, đặc biệt là ở Liên minh châu Âu.

Trước tình hình đó, hầu hết các nước châu Âu đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm hóa đơn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhưng các biện pháp này có một chi phí đáng kể đối với tài chính công, ở các quốc gia đôi khi bị suy yếu do nợ công cao.

Tại Pháp, Chính phủ đã ước tính chi phí của các biện pháp chống tăng giá là 22 tỷ euro, chưa tính khoản chiết khấu 15 cent euro cho mỗi lít nhiên liệu sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4. Tại Tây Ban Nha, chi phí viện trợ cho năm 2022 ước tính vào khoảng từ 10 đến 12 tỷ euro.

Để tài trợ cho các biện pháp này, một số quốc gia, chẳng hạn như Ý, cho biết họ đang xem xét đánh thuế lợi nhuận của các nhà sản xuất năng lượng trong bối cảnh giá cả tăng. Ở Tây Ban Nha, Chính phủ đã công bố một biện pháp như vậy vào mùa thu năm ngoái nhưng cuối cùng đã sửa đổi trước sự chỉ trích từ những công ty khổng lồ trong lĩnh vực này.

Ngoài các biện pháp ngắn hạn này, Tổng thư ký OECD cho rằng cần phải "tăng tốc" các nỗ lực để "đảm bảo an ninh nguồn cung" năng lượng, đặc biệt là ở EU, vốn rất phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ của Nga.

OECD, tổ chức tập hợp tất cả các nước phát triển, vào cuối tháng 2/2022 đã thông báo rằng họ sẽ đóng cửa văn phòng của mình ở Moscow để trả đũa việc Nga can thiệp quân sự vào Ukraine.

Nga vẫn xuất khẩu năng lượng qua UkraineNga vẫn xuất khẩu năng lượng qua Ukraine
Lãnh đạo vùng Vịnh từ chối nghe điện thoại của Tổng thống Biden trong thời gian chiến tranh UkraineLãnh đạo vùng Vịnh từ chối nghe điện thoại của Tổng thống Biden trong thời gian chiến tranh Ukraine
Mỹ và EU thảo luận về lệnh cấm nhập khẩu dầu của NgaMỹ và EU thảo luận về lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga
Chiến tranh ở Ukraine: Đức chi 1,5 tỷ euro để mua LNGChiến tranh ở Ukraine: Đức chi 1,5 tỷ euro để mua LNG

Nh.Thạch

AFP