Châu Âu ghi nhận kỷ lục về mùa hè nóng nhất

06:46 | 09/09/2021

724 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các nhà khoa học của Liên minh châu Âu đã ghi nhận kỷ lục về mùa hè nóng nhất của lục địa này trong năm nay.
Trái đất sẽ ấm lên 3 độ C vào năm 2100Trái đất sẽ ấm lên 3 độ C vào năm 2100
Năm 2020 là một trong ba năm nóng nhất thế giớiNăm 2020 là một trong ba năm nóng nhất thế giới

Các phép đo của hệ thống vệ tinh Copernicus của EU cho thấy nhiệt độ bề mặt trung bình từ tháng 6 đến tháng 8 cao hơn khoảng 1 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1991-2020.

Nhiệt độ trên toàn châu Âu cũng nóng hơn 0,1 độ C so với những mùa hè nóng nhất đã được ghi nhận, vào năm 2010 và 2018.

Châu Âu ghi nhận kỷ lục về mùa hè nóng nhất
(Ảnh minh họa)

Kỷ lục nhiệt độ của mùa hè năm 2021 đánh dấu sự phát triển mới nhất của sự nóng lên trên toàn thế giới. Các nhà khoa học đã chỉ ra sự liên kết của việc biến đổi khí hậu trên hành tinh với sự ô nhiễm liên quan đến các hoạt động của con người.

Tổ chức này cho biết tháng 8 năm 2021 là tháng nóng thứ ba được ghi nhận. Nhiệt độ của tháng 8 chỉ nóng hơn 0,3 độ C so với mức trung bình từ năm 1991 đến năm 2020. Các dữ liệu cho thấy nhiệt độ cao kỷ lục ở các quốc gia Địa Trung Hải, thời tiết nóng hơn mức trung bình ở phía đông và nhiệt độ thường dưới trung bình ở phía bắc.

Trước đó, vào thứ Ba, một nhóm các nhà hoạt động môi trường đã kêu gọi hoãn một Hội nghị lớn về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc vì cuộc khủng hoảng Covid-19 tiếp tục diễn ra.

Hội nghị COP26, vốn đã bị trì hoãn một năm, dự kiến ​​sẽ khai mạc vào đầu tháng 11 tại Glasgow, Scotland.

Nhưng Cơ quan Mạng lưới Khí hậu, CAN, nói họ lo ngại rằng nhiều đại biểu từ khắp nơi trên thế giới không thể tham dự do hạn chế đi lại. Ngoài ra, nhiều quốc gia đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát các ca nhiễm Covid-19. Nhóm cho biết một số quốc gia đang gặp khó khăn trong việc tiêm chủng.

Giám đốc CAN, Tasneem Essop thông tin: “Mối quan tâm của chúng tôi là những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi khí hậu và những quốc gia thiếu sự hỗ trợ của các quốc gia giàu có trong việc cung cấp vắc xin” phát.

Chính phủ Anh, quốc gia đứng ra tổ chức sự kiện, đã bác bỏ lời kêu gọi hoãn lại. Quốc gia này cho rằng kết quả trong báo cáo mới nhất của Copernicus chỉ ra các nhà lãnh đạo cần phải khẩn trương trong việc đối phó với các vấn đề biến đổi khí hậu.

Chủ tịch COP26 Alok Sharma lưu ý rằng mặc dù hội nghị đã bị trì hoãn một năm vì đại dịch, nhưng việc biến đổi khí hậu thì không thể bị trì hoãn. Sharma nói thêm các nhà tổ chức hội nghị đã làm việc liên tục với các đối tác của mình và chính phủ Scotland để đảm bảo một cuộc họp toàn diện, dễ tiếp cận và an toàn ở Glasgow.

Lê Ngọc Đức (theo VOA)