Cần tính toán để xem sản xuất lúa bao nhiêu là phù hợp!

19:05 | 13/07/2019

698 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Dự báo nhu cầu thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam khoảng 5 triệu tấn, nhưng năng lực sản xuất của chúng ta tới 7 triệu tấn. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và các địa phương phải ngồi lại tính toán để xem sản xuất lúa bao nhiêu là phù hợp.

Theo ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An, khó khăn hiện nay trong xuất khẩu gạo và tiêu thụ lúa trong nước là cung nhiều hơn cầu. Dự báo nhu cầu thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam khoảng 5 triệu tấn, nhưng năng lực sản xuất của chúng ta tới 7 triệu tấn. Do vậy, Bộ NN-PTNT và các địa phương phải ngồi lại tính toán để xem sản xuất lúa bao nhiêu là phù hợp.

can tinh toan de xem san xuat lua bao nhieu la phu hop
(Ảnh minh họa)

Cụ thể, ông Đức nêu rõ, cần phải xác định hiện nay diện tích đất lúa cần 3,8 triệu ha hay 2,5 triệu ha? Đồng thời phải xem xét lại lịch thời vụ. Trước nay, gieo sạ đồng loạt để hạn chế dịch bệnh, nay nên sắp xếp lịch thời vụ sao cho hợp lý, phù hợp thị trường. Nếu gieo sạ đồng loạt sẽ tạo áp lực về kho dự trữ, lò sấy…

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đặt vấn đề cần xem lại mặt hàng lúa gạo có còn là chiến lược xuất khẩu của quốc gia, khi mà kim ngạch xuất khẩu thua thủy sản và rau quả. Hàng loạt địa phương đã cho chuyển từ trồng lúa sang nuôi thủy sản và trồng cây ăn trái.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, trong bối cảnh thị trường diễn biến bất lợi, các doanh nghiệp (DN) cần đồng hành cùng Nhà nước tháo gỡ khó khăn. Trong ngắn hạn, Bộ Công Thương xây dựng cơ chế mang tính ổn định, tạo điều kiện cho DN mua lúa gạo của nông dân. Song song đó, nhiều bộ phải phối hợp cập nhật thông tin về thị trường để giúp DN có cái nhìn tổng quan và nắm bắt được thị trường.

Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT cho biết, sẽ phối hợp đưa ra cơ chế cho phát triển ngành gạo cụ thể và sẽ báo cáo Chính phủ có chính sách phát triển hợp lý. Các DN cần phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xây dựng thương hiệu, bao bì, nhãn mác. Trong đó, bản thân từng DN phải tự kiểm soát chất lượng, giữ vững uy tín, tránh tình trạng phá vỡ hợp đồng gây ảnh hưởng đến thương hiệu gạo Việt Nam, đồng thời nâng cao năng lực quản trị để tìm kiếm thị trường mới.

M.T

can tinh toan de xem san xuat lua bao nhieu la phu hopVì sao xuất khẩu gạo trở nên “ảm đạm”?
can tinh toan de xem san xuat lua bao nhieu la phu hopNhiều hộ nông dân gặp khó được ngân hàng “giải cứu”
can tinh toan de xem san xuat lua bao nhieu la phu hopGiá lúa gạo Việt Nam vẫn ở mức cao, nhiều thị trường lớn biến động