Cần đặc biệt chú trọng thu hút dòng vốn FDI chảy vào năng lượng tái tạo

17:00 | 06/08/2020

366 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - TS Bùi Quang Tuấn cho rằng, với chiến lược tăng trưởng chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu, Việt Nam cần cụ thể hóa nhiều chính sách, tạo tiền đề thúc đẩy lĩnh vực năng lượng tái tạo phát triển, đặc biệt là thu hút được đầu tư của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp FDI.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy nhu cầu năng lượng sơ cấp trong 10 năm qua (2007-2017) của Việt Nam tăng trưởng 14,6%, riêng sản lượng điện thực phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%. Dự báo trong giai đoạn 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng 8,5-9,5%.

Trong bối cảnh nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các nguồn điện lớn khác cũng cần nhiều thời gian để hoàn thành, vì vậy trước yêu cầu phụ tải tiếp tục tăng nhanh, thì nguồn điện năng lượng tái tạo càng có ý nghĩa quan trọng về mặt đảm bảo cung cấp điện...

can dac biet chu trong thu hut dong von fdi chay vao nang luong tai tao
Cần đặc biệt chú trọng thu hút dòng vốn FDI chảy vào năng lượng tái tạo

Thực tế, với hàng loạt các chính sách của cơ quan quản lý, sự phát triển điện mặt trời tại Việt Nam thời gian qua đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Thời điểm hiện nay, điện mặt trời đã có công suất hơn 5.000 MW và gần 1.000 MW điện gió. Dự kiến 1-2 năm tới, hàng nghìn MW điện gió sẽ tiếp tục được đưa vào vận hành, bổ sung cho lưới điện quốc gia.

Về bản chất, năng lượng sạch là dạng năng lượng không có sự ổn định, khó vận hành hơn so với năng lượng truyền thống. Điều này đặt ra thách thức là làm sao phát triển nhanh và mạnh nhưng đồng thời phải đảm bảo sự an toàn, tin cậy của hệ thống điện.

Hiện phát triển mạnh năng lượng tái tạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, trong đó nổi lên vẫn là vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách. Cụ thể, để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cần có cơ chế chính sách ưu tiên về giá điện, lãi suất vốn vay đối với các dự án điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối vì có chi phí đầu tư thấp, hệ số công suất cao.

Đối với điện gió cần đẩy mạnh phát triển các dự án ngoài khơi, nơi có tốc độ gió cao và ổn định nên có thể nhận được công suất và sản lượng cao, giá thành hạ, trong khi với điện mặt trời, Nhà nước cần quan tâm khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời áp mái vì có thể huy động được nguồn lực của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp và tư nhân, lại không cần phải đầu tư lưới điện đấu nối.

Theo PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, những năm gần đây, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thì xu hướng tiếp theo là tăng trưởng xanh. Theo đó, nguồn năng lượng tái tạo chiếm đa số và thay thế cho điện sử dụng năng lượng hóa thạch.

Chính vì vậy, ông cho rằng với chiến lược tăng trưởng chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu, Việt Nam cần cụ thể hóa nhiều chính sách, tạo tiền đề thúc đấy lĩnh vực này phát triển, đặc biệt là thu hút được đầu tư của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp FDI.

“Đây là sự nghiệp cần chung tay của nhiều chủ thể, từ nhà quản lý, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và hộ gia đình..., nếu có cơ chế giá điện hấp dẫn sẽ thu hút các hộ gia đình tham gia vào đầu tư và bán điện cho quốc gia”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn chia sẻ.

Trong những năm gần đây, Bạc Liêu được xếp là một trong những tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hút nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có những dự án phát triển năng lượng tái tạo. Đầu năm 2020, Bạc Liêu ghi dấu ấn khi đã trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu 3.200 MW, tổng mức đầu tư khoảng 4 tỷ USD. Đây là dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài lớn nhất của vùng ĐBSCL từ trước tới nay.

Giai đoạn 2020-2025, Bạc Liêu phấn đấu thu hút 3 dự án FDI với tổng vốn khoảng 4.127 triệu USD; giai đoạn 2026-2030, phấn đấu thu hút 3-5 dự án FDI với tổng vốn khoảng 4.539 triệu USD (chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao).

Để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 55 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam từ năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với định hướng lớn đó, được biết hiện Bộ Công Thương đang chỉ đạo lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và dự kiến trong tháng 10/2020 sẽ hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét phê duyệt tạo cơ sở cho việc đảm bảo an ninh năng lượng.

Đó chính là cơ sở làm tiền đề để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút ngày càng nhiều những nhà đầu tư đang mong muốn phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp từ nước ngoài.

M.L

can dac biet chu trong thu hut dong von fdi chay vao nang luong tai taoĐiện gió sẽ dẫn đầu ngành năng lượng toàn cầu
can dac biet chu trong thu hut dong von fdi chay vao nang luong tai taoNăng lượng tái tạo trở thành nguồn điện chính tại EU
can dac biet chu trong thu hut dong von fdi chay vao nang luong tai taoNhà đầu tư năng lượng tái tạo hoan nghênh hành động kịp thời của EVN

  • vietinbank