Các dự án điện gió ngoài khơi ở các thị trường phát triển sẽ không cần đến trợ cấp nhà nước
![]() |
![]() |
![]() |
Hiện nay, nhiều dự án điện tái tạo đã và đang được chính phủ các nước trợ cấp bằng nhiều hình thức khác nhau. Điều này khiến người tiêu dùng cho rằng các nguồn điện tái tạo làm tăng hóa đơn tiền điện của họ.
Tại Anh, chính phủ và các nhà phát triển điện gió ngoài khơi đang sử dụng "Hợp đồng chênh lệch" (Contract of Differences - CfDs) đối với thị trường điện bán buôn. Theo đó, nếu giá bán buôn của chủ đầu tư cao hơn mức giá đã được xác định trong hồ sơ đấu thầu, chủ đầu tư phải thanh toán chi phí chênh lệch về giá cho chính phủ. Trong trường hợp ngược lại, khi giá bán buôn của chủ đầu tư thấp hơn giá trong hồ sơ đấu thầu, chính phủ phải thanh toán phí chênh lệch cho chủ đầu tư.
Các nhà khoa học đã phân tích các kịch bản có thể xảy ra cho thị trường điện bán buôn và đi đến kết luận rằng, giá điện gió ngoài khơi có thể thấp hơn giá điện bán buôn trung bình ở Anh trong suốt vòng đời của dự án. Điều này có nghĩa là các dự án điện gió ngoài khơi ở các thị trường phát triển giờ đây không cần tới trợ cấp chính phủ, thậm chí nếu áp dụng hợp đồng CfDs nêu trên, nhà nước có thể sẽ phải thanh toán khoản chênh lệch giá cho chủ đầu tư.
Viễn Đông
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
-
Bản tin Năng lượng xanh: Trong Quý I, sản lượng năng lượng mặt trời tăng cao trên toàn châu Âu
-
Giải pháp nào cho phát triển giao thông xanh tại Việt Nam?
-
Năng lượng xanh từ thủy triều
-
EVN hưởng ứng Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm được 448.000 kWh điện
-
[VIDEO] Pin mặt trời tái chế 100% - Bước ngoặt mới trong cuộc đua năng lượng sạch