Bộ Y tế điều chỉnh tiêu chí đánh giá cấp độ dịch

18:45 | 27/01/2022

108 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 27/1, Bộ Y tế ban hành Quyết định 128 thay thế cho Quyết định 4800 ban hành trước đó về Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Chuyên gia: Cần có cách đánh giá cấp độ dịch mới, Hà Nội là Chuyên gia: Cần có cách đánh giá cấp độ dịch mới, Hà Nội là "vùng xanh"
Vì sao Việt Nam cần thay đổi tiêu chí đánh giá cấp độ dịch?Vì sao Việt Nam cần thay đổi tiêu chí đánh giá cấp độ dịch?

Kiểm soát dịch tại nơi xuất phát là biện pháp mang tính chủ động và hiệu quả hơn, hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính bao vây trên phạm vi rộng. Ngoài ra, sẽ vẫn giữ 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch như trước nhưng có thay đổi về chỉ số đánh giá.

Bộ Y tế điều chỉnh tiêu chí đánh giá cấp độ dịch
(Ảnh minh họa)

Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian

- Chỉ số 1a: Tỷ lệ ca mắc mới trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân (thuộc nhóm chỉ số mức độ lây nhiễm).

Theo đó sẽ có 4 mức độ từ thấp đến cao (mức 1: <90; mức 2: 90 đến dưới 450; mức 3: 450 đến 600; mức 4: >600).

- Chỉ số 1b: Tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy trung bình trong 7 ngày qua ghi nhận trên địa bàn xã/100.000 người (thuộc nhóm chỉ số mức độ lây nhiễm).

Tỷ lệ này cũng được phân theo 4 mức độ (mức 1: < 1; mức 2: 1 đến dưới 32, mức 3: 32 đến 40, mức 4: >40).

Tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy do Trung tâm Y tế cấp huyện tính toán và phân bố đến từng địa bàn cấp xã.

- Chỉ số 1c: Tỷ lệ ca tử vong trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân. Yêu cầu chỉ số này không được vượt quá 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã.

Chỉ số này là hệ quả của tổng hợp mức độ lây nhiễm và khả năng đáp ứng, đồng thời đây là mục tiêu cần phải khống chế bằng được; do đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá điều chỉnh cấp độ dịch trên địa bàn cấp xã.

Trước đây, chỉ tiêu này là về số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 4 mức độ từ thấp đến cao (mức 1: 0 - < 20, mức 2: 20 - <50, mức 3: 50 - <150, mức 4: ≥150).

Tiêu chí 2: Độ bao phủ vaccine

- Chỉ số 2a: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm của địa bàn cấp xã tính trên toàn bộ dân số trên địa bàn (thuộc nhóm mức độ lây nhiễm). Yêu cầu tỷ lệ này phải đạt tối thiểu 75% tổng dân số tại thời điểm đánh giá.

Chỉ số 2a được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.

- Chỉ số 2b. Tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi trở lên ở người thuộc nhóm nguy cơ cao trong số đối tượng ở nhóm nguy cơ cao của địa bàn cấp xã (thuộc nhóm mức độ lây nhiễm). Yêu cầu phải đạt tối thiểu 90% số đối tượng phải tiêm chủng tại thời điểm đánh giá.

Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến

- Chỉ số 3a: Tỷ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc/10.000 dân: khả năng có thể quản lý, chăm sóc tại địa bàn cấp xã (thuộc nhóm khả năng đáp ứng).

Chỉ số này được chia làm 3 khả năng (cao: > 500; trung bình: 200-500; thấp: <200).

- Chỉ số 3b: Tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh Covid-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn cấp huyện /100.000 dân tại thời điểm đánh giá (thuộc nhóm khả năng đáp ứng).

Chỉ số này được chia làm 3 khả năng (cao: > 30; trung bình: 10- 30, thấp: < 10).

Chỉ số này do Trung tâm Y tế cấp huyện xác định sau đó được dùng chung cho tất cả các xã trên địa bàn thuộc huyện

- Chỉ số 3c: Tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân (thuộc nhóm khả năng đáp ứng). Yêu cầu phải có đủ nhân viên y tế phục vụ trên địa bàn cấp tỉnh phải đạt tối thiểu 4/100.000 dân.

Chỉ số 3c được sử dụng để hiệu chỉnh mức độ đáp ứng trên địa bàn cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh. Nếu chỉ số này không đạt mức tối thiểu (4/100.000) thì phải giảm mức độ đáp ứng của tuyến xã trên địa bàn của tỉnh này xuống một mức độ 3 (trừ trường hợp đang ở khả năng thấp).

Cách xác định cấp độ dịch

Cấp độ đáp ứng dịch tại tuyến xã được xác định bằng cách tổng hợp từ kết quả về mức độ lây nhiễm và mức độ đáp ứng của địa bàn cấp xã, thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Xác định Mức độ lây nhiễm (4 mức)

Mức độ lây nhiễm của một địa bàn cấp xã là mức độ cao nhất của 2 chỉ số (1a, 1b) của Tiêu chí 1 và được hiệu chỉnh của 2 chỉ số (2a, 2b) của Tiêu chí 2 được liệt kê theo bảng dưới đây:

Các chỉ số đánh giá nguy cơ lây nhiễm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
Chỉ số 1a: Tỷ lệ ca mắc mới <90 90-<450 450-600 >600
Chỉ số 1b: Tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy <1 1-<32 32-40 >40

Sau đó kết hợp với chỉ số 2a và 2b; nếu một trong hai chỉ số hoặc cả hai chỉ số 2a, 2b không đạt mức tối thiểu thì phải nâng mức độ lây nhiễm lên một mức độ (trừ trường hợp đang ở mức độ 4).

- Bước 2: Xác định khả năng đáp ứng

Khả năng đáp ứng của một địa phương là khả năng thấp nhất của 2 chỉ số 3a, 3b của Tiêu chí 3 và được hiệu chỉnh của chỉ số 3c của Tiêu chí 3 được liệt kê theo bảng dưới đây

Bộ Y tế điều chỉnh tiêu chí đánh giá cấp độ dịch

Sau đó kết hợp với chỉ số 3c, nếu chỉ số 3c không đạt mức tối thiểu thì phải giảm khả năng đáp ứng xuống một mức (trừ trường hợp đang ở khả năng thấp).

- Bước 3: Xác định cấp độ dịch

Cấp độ dịch được xác định dựa trên tổng hợp kết quả đánh giá Mức độ lây nhiễm (4 mức tại bước 1) và Khả năng đáp ứng (3 khả năng tại bước 2), sau đó có thể được hiệu chỉnh bởi chỉ số 1c của Tiêu chí 1.

Khả năng đáp ứng/Mức độ lây nhiễm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
Cao Cấp 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Trung bình Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4
Thấp Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 4

Chẳng hạn, một xã thuộc cấp độ dịch 4 nếu mức độ lây nhiễm ở mức độ 4 và khả năng đáp ứng thấp hoặc mức độ lây nhiễm trung bình nhưng khả năng đáp ứng thấp.

Sau khi tính được cấp độ dịch ở địa bàn cấp xã theo bảng 3 cần sử dụng chỉ số 1c trong tiêu chí 1 để hiệu chỉnh và xác định cấp độ dịch. Nếu chỉ số 1c vượt ngưỡng 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã thì phải nâng cấp độ dịch lên một cấp độ (trừ trường hợp đang ở cấp độ 4).

G.M

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.