Bộ trưởng Bộ Tài chính kiến nghị 10 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

18:06 | 13/05/2020

517 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ Tài chính đã ban hành nhiều chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đồng thời phối hợp với các bộ ngành ban hành các văn bản miễn giảm thuế, phí, lệ phí… nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hiện nay, Bộ tiếp tục kiến nghị 10 giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế.    
bo truong bo tai chinh kien nghi 10 giai phap thao go kho khan cho doanh nghiepViệt Nam đang có vị thế rất lớn thu hút đầu tư FDI
bo truong bo tai chinh kien nghi 10 giai phap thao go kho khan cho doanh nghiepHỗ trợ doanh nghiệp vẫn cần sự trợ lực của chính sách tài khóa
bo truong bo tai chinh kien nghi 10 giai phap thao go kho khan cho doanh nghiepĐề xuất ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động dịch Covid-19 được gia hạn nộp thuế

Trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 tới sản xuất kinh doanh, dự báo tình hình thu ngân sách trong thời gian tới giảm. Bởi vậy, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, chi ngân sách năm nay yêu cầu thực hiện tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, tăng chi cho hoạt động chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng các khoản chi đầu tư phát triển đảm bảo duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Và để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế, đồng thời làm “kim chỉ nam” cho ngành Tài chính thực hiện kịp thời, hiệu quả, Bộ Tài chính đề xuất 10 giải pháp với Chính phủ liên quan đến ngành.

bo truong bo tai chinh kien nghi 10 giai phap thao go kho khan cho doanh nghiep
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế 24 nhóm mặt hàng thuộc các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ...

Thứ nhất, Bộ Tài chính tiếp tục bám sát các nội dung về thuế đã báo cáo với Quốc hội và Thường vụ Quốc hội để sớm ban hành và tổ chức triển khai, thực hiện tốt ngay sau khi được ban hành các chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc, tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 2025.

Thứ hai, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành 2 Nghị định mà Bộ đã trình là Nghị định sửa đổi Nghị định số 134 và 125 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, trong đó đã đề xuất giảm thuế 24 nhóm mặt hàng, miễn thuế toàn bộ nguyên liệu, linh kiện, vật tư để sản xuất các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô, gia công sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, các quy định trong 2 Nghị định đã tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may, da giày, nông lâm thủy sản.

Thứ ba, Bộ sớm trình Chính phủ văn bản giảm tiền thuê đất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh bị ngừng sản xuất kinh doanh do dịch bệnh Covid-19. Thứ tư, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành địa phương, tiếp tục rà soát cắt giảm phí, lệ phí để giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân.

Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp đã ban hành để người dân nhanh chóng được hưởng hỗ trợ. Thứ sáu, giảm tiền chậm nộp đối với doanh nghiệp sản xuất trực tiếp nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định bị cơ quan hải quan ấn định thuế GTGT.

Thứ bảy, xem xét thực hiện gia hạn thời hạn nộp chứng từ. Thứ tám, tiếp tục nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán. Thứ chín, phối hợp với các bộ ngành, địa phương trong giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.

Và cuối cùng là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, các giải pháp thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, có thể chưa dừng lại ở 10 kiến nghị trên đây mà có thể còn mở rộng bởi Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tổng hợp các đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực thuế, phí, lệ phí và các giải pháp tài chính khác để nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trình Chính phủ tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tú Anh