Bộ GD&ĐT đẩy mạnh truyền thông công tác xã hội, tư vấn tâm lý học đường
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT Hà Nội, TP HCM, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thanh Hóa về việc sử dụng tờ rơi truyền thông về công tác xã hội, tư vấn tâm lý học đường cho các cơ sở giáo dục.
Thực hiện phối hợp giữa Bộ GD&ĐT và Tổ chức Good Neighbors International (GNI), Bộ GD&ĐT đã xây dựng Tờ rơi truyền thông về công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học (Tờ rơi truyền thông) với mục đích truyền thông nâng cao nhận thức về công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Để đảm bảo sử dụng Tờ rơi truyền thông hiệu quả trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT lựa chọn 6 cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo đại diện vùng miền (2 trường tiểu học, 2 trường THCS, 2 trường THPT), phát hành miễn phí tờ rơi bản PDF cùng 50 Tờ rơi bản cứng mỗi loại cho 6 cơ sở giáo dục đã lựa chọn ở trên.
Tờ rơi truyền thông về hoạt động công tác xã hội, tư vấn tâm lý học đường trong trường học:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Với mong muốn đem lại cho học sinh nhiều cơ hội để nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần, bình đẳng giới, từng bước tiếp cận với các dịch vụ tham vấn bài bản và chất lượng, năm 2022, Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã xây dựng phòng tham vấn mô hình mới với nhân sự chuyên nghiệp, chuyên môn cao hơn và cơ sở vật chất hiện đại hơn. Kể từ khi đi vào hoạt động, phòng tham vấn theo mô hình mới đã nhận được sự ủng hộ của phụ huynh và học sinh, giúp công tác tâm lý học đường ngày càng đẩy mạnh và hoạt động hiệu quả.
Nguyễn Hải Bình - học sinh lớp 7A Trường THCS Nam Từ Liêm cho biết: "Đã có lúc em cảm thấy căng thẳng vì áp lực học tập nên đã tìm đến phòng tham vấn để nhờ sự hỗ trợ của thầy cô. Qua trò chuyện, trao đổi, em có thể cân bằng việc học, chơi và không bị áp lực nữa. Đầu năm học, các thầy cô đã chuẩn bị nhiều bài test tìm hiểu phương pháp học tập phù hợp, giúp học sinh hiểu rõ các loại hình trí thông minh, qua đó biết tính cách, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân".
Còn cô Trần Thị Thu Hường - Trường THCS Nam Từ Liêm chia sẻ: Học sinh nói chung rất cần được tư vấn tâm lý và học sinh THCS càng cần hơn. Đặc biệt, sau dịch Covid-19, áp lực thi cử cộng với việc tiếp xúc với thiết bị công nghệ quá dài khiến học sinh rơi vào trầm cảm rất nhanh. Nhận diện vấn đề, vừa qua, nhà trường đã quyết định mở phòng tham vấn tâm lý học đường với sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm và một số thầy cô có kinh nghiệm về tâm lý học đường học sinh.
N.H
-
Bộ GD&ĐT đẩy sớm lịch xét tuyển đại học 2023
-
Thi tốt nghiệp THPT năm 2023 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6
-
ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục
-
Tổ chức đón Tết cho HSSV không có điều kiện về quê ăn Tết
-
Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên
-
Bộ GD&ĐT tiếp tục mở cổng thanh toán lệ phí xét tuyển đến ngày 13/9
-
Nhân viên Tập đoàn Đèo Cả chặn xe, cản trở nhà báo tác nghiệp
-
Từ 1/6, thí điểm sử dụng tài khoản định danh điện tử làm thủ tục đi máy bay nội địa
-
Làn sóng sa thải nhân công có thể tiếp diễn đến cuối năm 2023
-
Nhân sự gen Z chịu áp lực cạnh tranh lớn từ… công nghệ
-
Quy hoạch đô thị nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay