Bộ Công Thương nỗ lực tiêu thụ nông sản như thế nào?
Việc tìm đường tiêu thụ nông sản là sự nhức nhối của ngành Công Thương trong hàng chục năm qua. Điệp khúc "được mùa - mất giá", rồi hàng trăm tấn nông sản bị tắc nghẽn, thiếu người mua phải làm phân bón ngay tại vườn, ruộng không năm nào không tái diễn. Để chấm dứt căn bệnh trầm kha nói trên cần rất nhiều giải pháp và sự nỗ lực đến từ nhiều phía. Đặc biệt là vấn đề thông tin và các đầu mối liên kết giữa doanh nghiệp - người nông dân và chính quyền.
![]() |
Vải thiều Bắc Giang đã từng bước thoát khỏi cảnh được mùa mất giá. |
Trước tiên, phải nhấn mạnh là nông nghiệp Việt Nam vẫn đang sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, theo mùa vụ ngắn và đặc biệt là khá phân tán. Chúng ta có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, từ đó có rất nhiều đặc sản nông nghiệp có giá trị cao. Nhưng để tập hợp, liên kết lại cần sự cố gắng nỗ lực của nhiều phía. Đặc biệt là sự quan tâm sát sao của chính quyền từng địa phương, thực hiện bài bản từ sản xuất sạch, thu mua nhanh, bán nhanh và giữ vững thị trường.
Để giải quyết các vấn đề trên, việc cần kíp xây dựng một Bản đồ nông sản Việt Nam để trở thành kênh thông tin chính thức giới thiệu khách hàng tiềm năng cho sản phẩm nông sản từng địa phương là việc tất yếu.
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2022 của Bộ Công Thương, ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: “Bộ Công Thương đã giao Cục Xúc tiến thương mại triển khai, xây dựng bản đồ nông sản Việt Nam. Đây sẽ là kênh thông tin chính thức, giới thiệu khách hàng tiềm năng cho sản phẩm nông sản từng địa phương. Từ đó, thông qua môi trường mạng hoàn toàn có thể kết nối trực tiếp từng địa phương, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất”.
Theo ông Chiến, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường trong nước và các Vụ thị trường ngoài nước… tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương có sản phẩm nông sản đến mùa vụ để hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và nước ngoài.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng triển khai hàng loạt hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản với các thị trường nước ngoài trên cả môi trường trực tiếp và trực tuyến.
Trong thời gian tới, với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2020 -2030, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đưa các ứng dụng số để hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con, giúp bà con chủ động chào bán sản phẩm của mình trên các trang mạng xã hội.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cung cấp thêm thông tin về việc Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các địa phương, hiệp hội, trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp để ứng dụng công nghệ số bán hàng online, và đã kết nối với nhiều sàn Thương mại điện tử lớn như Amazon, Global Selling… Gần đây nhất là việc Cục Xúc tiến thương mại cũng triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên hệ thống bán hàng của Alibaba.
Theo ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thì tình hình tiêu thụ nông sản trong 3 tháng đầu năm khá tốt, các mặt hàng như gạo, cà phê, thủy sản..., xuất khẩu nông sản đạt 7,2 tỷ USD, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ. Tăng trưởng xuất khẩu chung của các mặt hàng là 10%, riêng tăng trưởng xuất khẩu nông sản đạt 19%.
![]() |
Xuát khẩu trái cây sang Trung Quốc sẽ không còn nhận hàng tiểu ngạch. |
Thông tin của Cục Xuất nhập khẩu cho biết, tình trạng tắc nghẽn xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu đường bộ sang Trung Quốc cũng đã giảm hẳn, với chưa tới 1.000 xe tại Lạng Sơn. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương đã dự thảo và trình Thủ tướng đề án về chuyển hoạt động thương mại biên giới từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Đồng thời thành lập Ban chỉ đạo giải quyết vấn đề ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu biên giới do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng ban.
Cùng với đó, Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc đẩy mạnh đàm phán với phía Trung Quốc làm sao để gia tăng số lượng mặt hàng trái cây xuất khẩu chính ngạch trong thời gian tới. Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn doanh nghiệp thay đổi phương thức giao nhận, bên cạnh đường bộ cũng tận dụng các phương thức khác như đường sắt, đường biển…
Có thể khẳng định rằng, để có thể ngay lập tức chấm dứt điệp khúc "được mùa - mất giá" là điều bất khả thi. Cho dù Bộ Công Thương có nỗ lực thế nào trong tiêu thụ nông sản thì vẫn chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề. Trong đó, nguyên nhân chính là không thể trong thời gian ngắn mà tự thân người nông dân Việt Nam thay đổi quy mô sản xuất từ nhỏ lẻ, phân tán sang tập trung, quy mô lớn, loại bỏ tư duy trồng trọt kiểu phong trào.
Nói rộng hơn, về cơ bản để nông sản tiêu thụ tốt vẫn là vấn đề chất lượng sản phẩm. Mà để có nông sản sạch, năng suất cao phải gắn chặt với "trách nhiệm" của chính quyền địa phương, đặc biệt là người đứng đầu các tỉnh, thành phố. Chỉ có làm tốt việc khuyến khích, tập hợp người nông dân sản xuất theo hình tức hợp tác xã mới, chuẩn bị giới thiệu, tiêu thụ nông sản theo nguyên tắc: "mùa nào - thức nấy" và "11 tháng chuẩn bị cho 1 tháng thu hoạch"... thì viễn cảnh nông sản Việt Nam sẽ hết lâm vào cảnh "được mùa - mất giá" mới có thể chấm dứt trong tương lai gần.
Tùng Dương
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh | |
Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ? | |
Một số hãng hàng không đồng ý giảm phí vận chuyển cho nông sản xuất khẩu |
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025