Biến thể Delta đe dọa thị trường dầu mỏ thế giới từ nay đến cuối năm
![]() |
IEA cho biết nhu cầu dầu toàn cầu đã tăng 3,8 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 6, nhờ sự hồi phục giao thông ở Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng đã giảm trở lại trong tháng 7.
Cơ qua này giải thích: “Tăng trưởng nhu cầu đã thay đổi đột ngột vào tháng 7 và triển vọng cho thời gian còn lại của năm 2021 đã được điều chỉnh giảm do sự tiến triển của đại dịch ngày càng tồi tệ”.
IEA dự đoán: "Các hạn chế mới liên quan đến Covid-19 được áp dụng ở một số quốc gia sử dụng nhiều dầu mỏ, đặc biệt là ở châu Á, dự kiến sẽ làm giảm khả năng di chuyển và việc sử dụng dầu trong nửa cuối năm nay”.
IEA hiện dự báo nhu cầu tăng 5,3 mb/ngày trong năm nay (-0,3 mb/ngày so với các dự báo trước), đạt 96,2 mb/ngày. Nhu cầu này dự kiến sẽ tăng thêm 3,2 mb/ngày vào năm 2022.
Trong khi đó Tổ chức các nước sản xuất dầu (Opec), trong một báo cáo riêng, vẫn đang kỳ vọng mức tăng nhu cầu dầu gần 6 triệu thùng/ngày trong năm nay, đạt 96,6 triệu thùng/ngày.
Theo IEA, hoạt động sản xuất dầu mỏ đang tiến triển "nhanh chóng". "Vào tháng 7, các nhà sản xuất dầu mỏ đã tăng nguồn cung thêm 1,7 triệu thùng/ngày".
Theo quan sát của IEA, xu hướng này sẽ tiếp tục: các thành viên OPEC và 10 đồng minh của họ trong liên minh OPEC+ đã đồng ý tiếp tục tăng sản lượng một cách khiêm tốn từ tháng 8, lên 400.000 thùng mỗi ngày mỗi tháng. IEA cho rằng nếu xu hướng này được duy trì trong khi biến thể Delta tiếp tục hoành hành, thị trường dầu mỏ có thể dư thừa trong năm tới.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Thuyết âm mưu về chính sách của OPEC+?
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
-
Tin tức kinh tế ngày 9/5: Hơn 165.000 gian hàng thương mại điện tử đóng cửa
-
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư