Biển Đông: Đức nêu cao luật pháp quốc tế, Australia tiếp nối Mỹ muốn chung hành động với Philippines
![]() |
Philippines và Trung Quốc đang vướng tranh cãi mới liên quan sự cố 'tia laser cấp độ quân sự' trên Biển Đông. (Ảnh minh họa. Nguồn: AFP) |
Trong một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Philippines Enrique Manalo ở Munich, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố, các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông.
Bà Baerbock nhấn mạnh: “Đất nước xinh đẹp của các bạn nằm ở khu vực hiện tồn tại căng thẳng chính trị nguy hiểm có thể bùng nổ bất cứ lúc nào và điều đó đã được minh chứng khi gần đây xảy ra sự cố liên quan đến tia laser cấp độ quân sự".
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Đức, trong thế kỷ XXI, "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là khu vực quyết định trật tự quốc tế sẽ như thế nào".
Trong khi đó, ngày 22/2, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles tuyên bố, ông đã thảo luận với người đồng cấp Philippines Carlito Galvez về khả năng thực hiện các cuộc tuần tra chung ở Biển Đông và hy vọng điều này sẽ "sớm thành hiện thực".
Trả lời họp báo chung với ông Galvez sau cuộc hội đàm tại thủ đô Manila (Philippines), Bộ trưởng Marles nêu rõ: "Là các quốc gia cam kết tuân thủ trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ, hiển nhiên chúng tôi nên cân nhắc về những cách có thể hợp tác trong lĩnh vực liên quan".
Trước đó, giới chức Philippines và Mỹ cũng tiến hành thảo luận về khả năng thực hiện tuần tra chung giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước, trong đó có khu vực Biển Đông.
Các động thái trên diễn ra trong bối cảnh hồi đầu tháng này, Manila cáo buộc một tàu hải cảnh Trung Quốc chiếu “tia laser cấp độ quân sự” vào tàu của Philippines đang thực hiện sứ mệnh tiếp tế cho quân đội, khiến thủy thủ đoàn bị mù tạm thời hôm 6/2 trên Biển Đông.
Bảo Minh
Báo Quốc tế
-
Tổng thống Philippines tuyên bố quan hệ với Mỹ đã 'trở lại trạng thái bình thường', nói gì về tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông?
-
Tổng thống Indonesia: Bác mọi yêu sách "vô căn cứ" ở Biển Đông, ASEAN không là bên ủy nhiệm của bất kỳ nước nào
-
Tổng thống Indonesia: Lập trường của ASEAN về Biển Đông rất rõ ràng với "chìa khóa" là luật pháp quốc tế
-
Công điện khẩn chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
-
Mỹ khẳng định cam kết "sắt đá" bảo vệ Philippines ở Biển Đông, kêu gọi duy trì hòa bình ở eo biển Đài Loan
-
Biển Đông: Từ quản trị cạnh tranh đến tiếng nói của ASEAN
-
Trung Quốc đang định hình cuộc cách mạng xanh ở lục địa đen
-
Thỏa thuận trần nợ công Mỹ bất ngờ bao gồm dự án đường ống dẫn khí gây tranh cãi
-
Đảng Lao động Anh muốn ngăn các dự án dầu khí mới trên Biển Bắc
-
Saudi Aramco “đặt cược” vào hydro xanh
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 29/5: Nhiều quốc gia đang thu mua khí đốt tự nhiên khi giá giảm