Biển Đỏ: Tầm quan trọng với dòng chảy năng lượng và xung đột hiện tại

14:27 | 20/12/2023

10,683 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Kênh đào Suez, đường ống SUMED và eo biển Bab el-Mandeb gắn liền với Biển Đỏ (Red Sea) là những tuyến đường chiến lược cho các chuyến hàng chở dầu và khí đốt tự nhiên của Vịnh Ba Tư đến châu Âu và Bắc Mỹ, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA).
Các tàu LNG bắt đầu định tuyến lại khỏi Biển Đỏ do căng thẳng gia tăngCác tàu LNG bắt đầu định tuyến lại khỏi Biển Đỏ do căng thẳng gia tăng
Diễn biến ở Biển Đỏ ảnh hưởng gì đến thị trường dầu khí?Diễn biến ở Biển Đỏ ảnh hưởng gì đến thị trường dầu khí?
Biển Đỏ: Tầm quan trọng với dòng chảy năng lượng và xung đột hiện tại
Biển Đỏ và các điểm huyết mạch cho giao thương toàn cầu (Nguồn: EIA)

Tổng lượng dầu vận chuyển qua các tuyến đường này chiếm khoảng 12% tổng giao dịch bằng đường biển trong nửa đầu năm 2023 và các chuyến hàng vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) chiếm khoảng 8% tổng giao dịch LNG trên toàn thế giới.

Kênh đào Suez và đường ống SUMED được đặt tại Ai Cập và nối Biển Đỏ với Biển Địa Trung Hải. Đường ống SUMED vận chuyển dầu thô về phía bắc qua Ai Cập và có công suất 2,5 triệu thùng mỗi ngày. Trong khi đó, eo biển Bab el-Mandeb nằm giữa Sừng châu Phi (Horn of Africa) và Trung Đông, nối Biển Đỏ với Vịnh Aden và Biển Ả Rập. Hầu hết xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Vịnh Ba Tư đến châu Âu và Bắc Mỹ đều đi qua nhiều điểm huyết mạch, bao gồm kênh đào Suez hoặc đường ống SUMED và cả Bab el-Mandeb và Eo biển Hormuz.

Biển Đỏ: Tầm quan trọng với dòng chảy năng lượng và xung đột hiện tại
Khối lượng dầu mỏ, condensate, sản phẩm dầu và LNG được vận chuyển qua kênh đào Suez, đường ống SUMED và eo biển Bab el-Mandeb trong giai đoạn 2018-H1/2023 (Nguồn: EIA)

Dòng chảy dầu mỏ

Dòng dầu đi về phía bắc tới châu Âu qua kênh đào Suez và đường ống SUMED đã giảm trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020. Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran đã làm giảm tất cả hàng xuất khẩu từ Iran, bao gồm cả những mặt hàng qua kênh đào Suez. Ngoài ra, có ít dầu thô và sản phẩm dầu từ các công ty Trung Đông di chuyển qua kênh đào Suez hơn vì châu Âu nhập khẩu ít dầu hơn từ khu vực này và nhiều hơn từ Mỹ.

Ngoài ra, đại dịch Covid-19 càng làm giảm dòng chảy qua kênh đào Suez do nhu cầu dầu toàn cầu chậm lại.

Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2023, dầu thô đi về phía bắc chảy qua kênh đào Suez và đường ống SUMED đã tăng hơn 60% so với năm 2020, do nhu cầu ở châu Âu và Mỹ tăng trở lại từ sau đại dịch. Ngoài ra, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu của Nga bắt đầu vào đầu năm 2022 đã thay đổi mô hình thương mại toàn cầu, khiến châu Âu phải nhập khẩu nhiều dầu hơn từ Trung Đông thông qua kênh đào Suez và đường ống SUMED và nhập khẩu ít dầu hơn từ Nga.

Biển Đỏ: Tầm quan trọng với dòng chảy năng lượng và xung đột hiện tại
Khối lượng dầu thô và sản phẩm dầu mỏ đi về phía bắc đi qua kênh đào Suez và đường ống SUMED (2018-H1/2023) (Nguồn: EIA)

Các chuyến hàng đi về phía Nam qua kênh đào Suez đã tăng đáng kể từ năm 2021 đến năm 2023, phần lớn là do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Nga. Xuất khẩu dầu từ Nga chiếm 74% lưu lượng dầu đi về phía nam Suez trong nửa đầu năm 2023, tăng từ 30% vào năm 2021.

Hầu hết khối lượng xuất khẩu đó là dành cho Ấn Độ và Trung Quốc, những nước nhập khẩu chủ yếu là dầu thô từ Nga. Trung Đông, chủ yếu là Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đã tăng nhập khẩu các sản phẩm dầu đã lọc từ Nga vào năm 2022 và nửa đầu năm 2023 để sản xuất điện hoặc để lưu trữ hoặc tái xuất khẩu.

Biển Đỏ: Tầm quan trọng với dòng chảy năng lượng và xung đột hiện tại
Khối lượng dầu thô và sản phẩm dầu mỏ đi về phía nam đi qua kênh đào Suez và đường ống SUMED (2018-H1/2023) (Nguồn: EIA)

Xuất khẩu LNG

Tổng lưu lượng LNG qua kênh đào Suez theo cả hai hướng đã tăng lên mức cao nhất trong giai đoạn 2021-2022 là 4,5 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) trước khi tổng lưu lượng giảm trong nửa đầu năm 2023 xuống còn 4,1 Bcf/d.

Dòng chảy LNG về phía Nam đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2021, chủ yếu do xuất khẩu ngày càng tăng từ Mỹ và Ai Cập sang châu Á. Vào năm 2022 và nửa đầu năm 2023, khối lượng LNG đi về phía nam qua kênh đào Suez đã giảm do xuất khẩu LNG của Mỹ và Ai Cập đều ưu tiên các điểm đến ở châu Âu hơn thị trường châu Á nhằm thay thế lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga đến châu Âu.

Hầu hết sự thay đổi về khối lượng đi về phía bắc phản ánh những thay đổi trong xuất khẩu của Qatar sang châu Âu (thông qua kênh đào Suez) so với châu Á. Qatar cũng đã gửi thêm LNG tới châu Âu vào năm 2022 để thay thế một lượng LNG từ Nga, làm tăng dòng chảy về phía bắc.

Biển Đỏ: Tầm quan trọng với dòng chảy năng lượng và xung đột hiện tại
Dòng chảy qua kênh đào Suez, đường ống SUMED và eo biển Bab el-Mandeb của dầu thô, condensate và các sản phẩm dầu mỏ (bên trái) và LNG (bên phải) trong giai đoạn 2018-H1/2023 (Nguồn: EIA)

Mặc dù xu hướng dòng dầu qua eo biển Bab al-Mandeb tương tự như xu hướng của kênh đào Suez, nhưng lượng dầu ra khỏi Biển Đỏ (theo hướng bắc qua kênh đào Suez và đi về phía nam qua eo biển Bab el-Mandeb) nhiều hơn là đi vào Biển Đỏ qua các điểm huyết mạch này. Ả Rập Xê-út vận chuyển một số dầu thô từ Vịnh Ba Tư qua đường ống tới Biển Đỏ để xuất khẩu chủ yếu sang châu Âu. Dòng LNG qua eo biển Bab el-Mandeb cũng ngang bằng với dòng chảy ở kênh đào Suez trong vài năm qua vì một số cảng nhập khẩu LNG ở Biển Đỏ ít được sử dụng hơn.

Những cuộc tấn công của phiến quân Houthi

Quân đội Mỹ ngày 3/12 cho biết rằng 3 tàu thương mại đã bị tấn công trong vùng biển quốc tế ở phía nam Biển Đỏ, sau khi nhóm Houthi của Yemen tuyên bố tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào hai tàu của Israel trong khu vực.

Biển Đỏ: Tầm quan trọng với dòng chảy năng lượng và xung đột hiện tại
Trực thăng quân sự của Houthi bay trên tàu chở hàng Galaxy Leader ở Biển Đỏ ngày 20/11 (Nguồn: Houthi Military Media)

Houthi cho biết hải quân của họ đã tấn công 2 tàu Israel là Unity Explorer và Number 9 bằng máy bay không người lái có vũ trang và tên lửa hải quân. Người phát ngôn của quân đội nhóm này nói rằng hai tàu này bị tấn công sau khi họ không nghe theo các cảnh báo.

Trong một tuyên bố được phát sóng, người phát ngôn cho biết các cuộc tấn công là nhằm đáp lại yêu cầu của người dân Yemen và lời kêu gọi từ các quốc gia Hồi giáo sát cánh cùng người dân Palestine.

Các tàu liên quan đến Israel trở thành mục tiêu của Houthi. Nhưng không dừng lại ở đó, trong tuần này một tàu chở dầu treo cờ Na Uy bị tấn công và tên lửa bắn về phía một tàu chở nhiên liệu máy bay di chuyển theo hướng kênh đào Suez, nơi khoảng 10% hàng hóa thương mại của thế giới đi qua.

Vào ngày 17/12, Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA) cho biết kể từ ngày 19/11, 55 tàu đã định tuyến lại qua Mũi Hảo Vọng, trong khi 2.128 tàu đã đi qua kênh đào này trong cùng thời gian. Tuyến như vậy có tổng chiều dài 11.800 hải lý với tổng thời gian di chuyển là 36 ngày, gây tăng chi phí vận chuyển.

Rất nhiều công ty đã chọn cách dừng các chuyến hàng qua Biển Đỏ như CMA CGM của Pháp, Euronav của Bỉ, Evergreen của Đài Loan, Frontline từ Na Uy, Hapag Lloyd của Đức, HMM của Hàn Quốc, và Maersk của Đan Mạch, theo Reuters.

Biển Đỏ: Tầm quan trọng với dòng chảy năng lượng và xung đột hiện tại
Một số tàu đã phải đổi hướng và di chuyển theo tuyến đường đông-tây dài hơn nhiều qua Mũi Hảo Vọng (Nguồn: Reuters)

Vào ngày 17/12, Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA) cho biết kể từ ngày 19/11, 55 tàu đã định tuyến lại qua Mũi Hảo Vọng, trong khi 2.128 tàu đã đi qua kênh đào này trong cùng thời gian. Tuyến như vậy có tổng chiều dài 11.800 hải lý với tổng thời gian di chuyển là 36 ngày, gây tăng chi phí vận chuyển.

Đỗ Khánh

Tổng hợp