Bệnh nhi 5 tuổi bị bong tróc, mưng mủ toàn thân

10:42 | 17/10/2018

348 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Một bệnh nhi 5 tuổi ở  huyện Hà Quảng, Cao Bằng đã được đưa đến Bệnh viện Da liễu Trung ương trong trình trạng nổi vẩy, bong tróc toàn thân, mưng mủ khiến em vô cùng đau đớn. Theo  PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc BV Da liễu Trung ương đây là căn bệnh vảy nến mủ toàn thân.  
benh nhi 5 tuoi bi bong troc mung tu toan thanLần đầu tiên mổ nội soi cắt bướu gan cho bệnh nhi
benh nhi 5 tuoi bi bong troc mung tu toan thanCứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị sốc Quinvaxem
benh nhi 5 tuoi bi bong troc mung tu toan thanDịch bệnh tăng cao, bệnh nhi chen chúc nằm ngoài hành lang

Trình bày tiền sử bệnh, người nhà bé cho biết, từ khi được 2 tháng tuổi, trên cơ thể bé Thuyên đã xuất hiện những mụn đỏ, rồi mưng mủ. Dù gia đình đã làm đủ mọi cách từ tắm đủ mọi lá theo lời mách bảo của người dân đến uống thuốc… nhưng bệnh của bé không thuyên giảm. Mỗi ngày, nốt mụn mủ ngày càng nhiều, vỡ ra rồi thành vảy bám khắp từ đầu đến chân bé. Nhìn bé nhiều người còn kỳ thị không dám đến gần.

benh nhi 5 tuoi bi bong troc mung tu toan than
Bệnh nhi 5 tuổi bị bong tróc, mưng tủ toàn thân đang được PGS.TS Lê Hữu Doanh khám bệnh

PGS.TS Lê Hữu Doanh, người trực tiếp khám cho bé cho biết, em có dấu hiện điển hình của bệnh vảy nến thể mủ toàn thân ở trẻ em. Toàn thân da bé ửng đỏ, bề mặt da có mủ lông trắng, bong nhiều vẩy. Đặc biệt, phần móng tay dầy móng, có mủ móng. Hiện bác sĩ chưa đánh giá được phần khớp của trẻ có bị tổn thương hay không vì cần phải khám, xét nghiệm kĩ hơn. Tình trạng bệnh khiến trẻ đau đớn, khó chịu và nguy cơ bội nhiễm rất cao nên bác sĩ đã chỉ định cho bé nhập viện để tiến hành điều trị triệu chứng, làm các xét nghiệm chuyên sâu nhằm đánh giá tình trạng bệnh của bé.

Về chi phí điều trị cho bệnh nhi, PGS Doanh cho biết em bé có BHYT nên chi phí nằm viện, thuốc men nằm trong danh mục BHYT chi trả sẽ được BHYT hỗ trợ. Riêng về tiền ăn của bệnh nhi, bệnh viện sẽ hỗ trợ cho gia đình. Còn với các xét nghiệm, thuốc nằm ngoài danh mục BHYT bệnh viện sẽ tìm nguồn để có thể hỗ trợ cho bệnh nhi được tốt nhất.

Theo PGS Doanh, hiện nay chưa có thống kê tổng thể số bệnh nhân bị bệnh vẩy nến nhưng ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới thì có khoảng 2 - 3% dân số mắc bệnh. Tại Bệnh viện cũng điều trị ngoại trú cho rất nhiều bệnh nhân vẩy nến, những người mắc vẩy nến thể mủ biểu hiện nặng nề hơn các thể bệnh khác.

Bệnh vẩy nến nói chung liên quan đến sự mất cân bằng gen, dễ mẫn cảm. Vẩy nến có nhiều thể, thể nhẹ không ảnh hưởng nhiều, thể nặng chiếm 5 - 10% trong số bệnh nhân mắc bệnh nhưng lại gây những triệu chứng rầm rộ, người bệnh đau đớn, khó chịu vì những mảng vẩy dày đặc.

Vẩy nến là bệnh lành tính, ít nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nặng nề tới tâm sinh lý, thẩm mỹ người bệnh. Bởi khi mắc bệnh, trên da bệnh nhân xuất hiện nhiều nốt đỏ, sau đó bong vẩy. Những tổn thương với nhiều nốt bong tróc toàn thân trên da khiến người bệnh rất mặc cảm bởi người ngoài nhìn thấy là sợ. “Vẩy nến đã được chứng minh không lây, không có sự di truyền. Như tình trạng của em bé này, dù rất nặng nề nhưng không lây truyền cho người khác", PGS Doanh khẳng định.

Bác sĩ khuyến cáo, hiện có nhiều phương pháp khống chế, quản lý bệnh vẩy nến nên khi thấy biểu hiện bệnh, bệnh nhân không nên lo lắng, tự chữa theo “truyền khẩu”, chữa theo dân gian dễ khiến bệnh nặng hơn mà phải đến bệnh viện điều trị. Nếu không tự chữa dễ dẫn từ bệnh này sang bệnh khác như có trường hợp tự tìm thuốc điều trị, bôi, uống… đã làm biến dạng và phá hủy khớp không hồi phục. Trường hợp khác thì bị suy thận không điều trị kịp thời dẫn đến tử vong…

“Người bệnh phải luôn giữ tinh thần thoải mái, chấp nhận sống chung với bệnh không căng thẳng, buồn bã, nếu không stress sẽ làm bệnh trầm trọng, tái phát nhanh hơn”, PGS.TS Doanh lưu ý.

Nguyễn Bách