Bất cập trong liên kết giữa doanh nghiệp và trường nghề

11:25 | 14/08/2019

339 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Doanh nghiệp chê lao động trình độ kém, trường nghề cho rằng tại doanh nghiệp không chủ động phối hợp đào tạo.

"Quá trình tuyển dụng, tôi thấy lao động Việt Nam thiếu hụt về trình độ ngoại ngữ, sự hiểu biết văn hóa, tác phong làm việc của quốc gia đổ vốn cho doanh nghiệp", bà Đặng Thị Hồng, Trưởng phòng Tuyển dụng, Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng, nói tại tọa đàm về hợp tác đào tạo giữa Đại học JeonJu (Hàn Quốc) và một một số trường cao đẳng nghề Việt Nam, chiều 13/8..

Mỗi doanh nghiệp sẽ có phong cách làm việc và quy định đặc thù của quốc gia đổ vốn đầu tư. Để thích nghi và phát triển trong doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài, bà Hồng cho rằng sinh viên cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp để tránh bị sốc. Cùng với đó, nhà trường cần có định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và bổ sung các môn học cần thiết.

Không tán thành với bà Hồng, ông Lưu Văn Minh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Việt - Hàn (Quảng Ninh) chia sẻ, doanh nghiệp thiếu nhân lực trong tỉnh đã chủ động đầu tư, tham gia đào tạo sinh viên ngành Công nghiệp khai khoáng. Họ sẽ trả phí tuyển sinh, hỗ trợ tiền ăn ở cho cho thí sinh dự thi, sát sao trong quá trình đào tạo đến khi sinh viên tốt nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có số lượng lớn nhân lực chất lượng cao, có thể làm được ngay.

"Nhiều doanh nghiệp cần lao động lành nghề, đáp ứng nhu cầu đặc thù nhưng không sẵn sàng đầu tư, hỗ trợ nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo", ông Minh nói.

Từ trước đến nay, hình thức kết nối chủ yếu giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề là đưa sinh viên đến thực tập, không nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo cùng nhà trường, ông Lê Anh Đức, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai, chỉ ra thực tế.

Hiệu trưởng Đức cho rằng một trong những rào cản khiến doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào trường là những yêu cầu gắt gao về văn bằng, chứng chỉ đối với chuyên gia của doanh nghiệp muốn tham gia giảng dạy tại trường nghề. "Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn trực tiếp tham gia đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của mình", ông Đức nói.

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc liên kết với doanh nghiệp, ông Jeong Sang Seo, Đại diện Đại học Jeonju (Hàn Quốc) cho rằng các công ty không có trách nhiệm đào tạo, chỉ tuyển dụng lao động đáp ứng đủ yêu cầu và trả lương xứng đáng.

"Đại học Jeonju tìm đến và phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo sinh viên những kỹ năng mà họ cần. Nhờ đó 100% sinh viên tốt nghiệp từ Jeonju có việc làm. Sự chủ động của nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc đạt được thỏa thuận hợp tác và liên kết với doanh nghiệp", ông Jeong Sang Seo nói.

Để giải quyết bất cập này, doanh nghiệp và trường nghề cần chủ động tìm đến nhau, thống nhất lợi ích của hai bên để mở rộng phạm vi liên kết không chỉ trong khuôn khổ sinh viên thực tập mà còn trong lĩnh vực đào tạo, ông Đỗ Văn Giang, Vụ trưởng Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), nói.

Bất cập trong liên kết giữa doanh nghiệp và trường nghề
Ông Đỗ Văn Giang tại tòa đàm ngày 13/8. Ảnh: Thanh Hằng

Hai năm vừa qua, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phê duyệt chương trình tạo đà cho các trường dạy nghề và doanh nghiệp kết nối với nhau. Nghị định 15/2019 và Thông tư 96/2015 nêu rõ quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. "Các cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò trung gian, gợi mở và tạo cơ hội cho doanh nghiệp, trường nghề kết nối với nhau, chứ không thể làm thay hai bên", ông Giang nói.

Chi tiết thỏa thuận và việc phân chia lợi ích phải do hai bên thảo luận và đi đến thống nhất bởi mỗi trường có thế mạnh về một ngành, nghề và hướng tới những đối tượng doanh nghiệp riêng biệt. Theo ông Giang, sắp tới Bộ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện vai trò trung gian và gắn kết, tổ chức thêm nhiều hội thảo gặp gỡ, ký kết thỏa thuận giữa doanh nghiệp và trường nghề, góp phần giải quyết bất cập trong việc xây dựng liên kết hai bên.

Theo VNE

Thẩm định giá đất - Rào cản lớn
Tài sản tăng “chóng mặt”, đại gia Hồ Xuân Năng lại sắp nhận cổ tức “khủng”
Choáng váng: Một cổ phiếu tăng giá 721% trong 2 tháng lên sàn
Chính sách cổ phần hóa tác động tích cực đến thị trường chứng khoán
SCIC thoái vốn thành công tại 1.000 doanh nghiệp

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.