Bản tin Năng lượng xanh: Tại COP27, Pháp, Tây Ban Nha cam kết ngừng bán xe chạy bằng xăng

17:22 | 18/11/2022

912 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hôm thứ Năm (17/11), tại COP27, Pháp và Tây Ban Nha đã tham gia cam kết ngừng bán xe chạy bằng xăng vào năm 2035, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch trước đó, như một phần trong nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.
Bản tin Năng lượng xanh: Tại COP27, Pháp, Tây Ban Nha cam kết ngừng bán xe chạy bằng xăng

Pháp, Tây Ban Nha cam kết ngừng bán xe chạy bằng xăng

Các bên tham gia ký kết bao gồm các quốc gia như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, các thành phố và công ty, cam kết chuyển sang bán 100% xe không phát thải vào năm 2035 tại các thị trường hàng đầu và đến năm 2040 trên toàn cầu.

Chính phủ Anh cho biết có thêm một số công ty mới ký kết như Delta Electronic, Coca-Cola EUROPACIFC Partners và nhà sản xuất phụ tùng Valeo. Tổng số thành viên tham gia ký cam kết hiện là 214, so với 130 thành viên trước đây.

Các nhà hoạch định chính sách muốn cắt giảm hoặc loại bỏ khí thải nhà kính từ ô tô, xe tải và các hình thức vận tải khác như máy bay, nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đối với ngành hàng không và vận chuyển, khó khử cacbon hơn, nhưng công nghệ phát thải thấp cho các phương tiện nhỏ hơn đã được thiết lập và nhân rộng nhanh chóng.

Alok Sharma, nguyên Chủ tịch COP26, cho biết cam kết chuyển sang phương tiện không phát thải "là một cột mốc quan trọng tập hợp các tác nhân hàng đầu để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang 100% doanh số bán ô tô mới không phát thải vào năm 2040 và 2035 tại các thị trường lớn". Alok Sharma chính thức tuyên bố ra mắt Liên minh Tăng tốc Phát thải bằng không, nhằm giúp các bên ký kết thực hiện cam kết, cung cấp nền tảng để các quốc gia “tiến xa hơn và nhanh hơn và đảm bảo rằng không có quốc gia nào bị bỏ lại phía sau”.

Để giúp các nước đang phát triển chuyển sang sử dụng xe điện, Bộ trưởng Khí hậu Anh Graham Stuart cho biết Anh đang hợp tác với các nước khác để khởi động một kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia và giúp kết nối các chính phủ và công ty để tăng quy mô đầu tư.

Dữ liệu do BloombergNEF công bố cho thấy năm 2022 sẽ là năm kỷ lục về doanh số bán xe không khí thải với xe điện chiếm 13,2% tổng doanh số bán hàng trong nửa đầu năm.

Tại Úc, các công tykế hoạch thành lập “siêu trung tâmsản xuất hydro xanh bằng năng lượng gió và mặt trời

Công ty Fortescue Future Industries (FFI) cho biết đang hợp tác với Công ty Windlab trong dự án "siêu trung tâm" ở phía bắc bang Queensland, tập trung tạo ra năng lượng gió, năng lượng mặt trời và hydro xanh, với hy vọng trung tâm sẽ bắt đầu sản xuất điện vào năm 2027.

FFI cho biết trung tâm này “có thể tạo ra hơn 10 GW từ năng lượng gió và mặt trời, làm cơ sở cho việc sản xuất hydro xanh ở quy mô công nghiệp từ các cơ sở được xây dựng ở Queensland.

Giai đoạn đầu của dự án sẽ tập trung vào việc phát triển trang trại gió Prairie 800 MG và một dự án 1.000 MW khác. Nếu được chấp thuận, việc xây dựng giai đoạn đầu tiên dự kiến ​​​​sẽ bắt đầu vào năm 2025. FFI cho biết năng lượng được tạo ra từ dự án có thể sản xuất hydro xanh, cung cấp năng lượng tái tạo cho lưới điện.

Tháng 8/2021, gã khổng lồ dầu khí BP cho biết “việc sản xuất hydro xanh và amoniac xanh sử dụng năng lượng tái tạo” đã trở nên khả thi về mặt kỹ thuật ở quy mô lớn tại Úc. Kết luận của ông trùm năng lượng được dựa trên kết quả của một nghiên cứu khả thi được công bố vào tháng 5/2020 và được Cơ quan Năng lượng tái tạo Úc, công ty phát triển năng lượng mặt trời Lightsource BP và Công ty dịch vụ chuyên nghiệp GHD Advisory hỗ trợ.

Giám đốc điều hành của FFI, Mark Hutchinson, cho biết các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Úc - bao gồm năng lượng mặt trời, gió và đất đai - là “vô song về tiềm năng sản xuất năng lượng xanh” và “đặc biệt là hydro xanh”. “Super Hub Bắc Queensland sẽ cung cấp lượng năng lượng tái tạo mà chúng ta cần để hỗ trợ sản xuất hydro xanh quy mô lớn ngay tại Queensland”.

Tham vọng to lớn, nhưng còn phải thực hiện nhiều công việc. Các nền kinh tế lớn khác cũng đang tìm cách phát triển các kế hoạch hydro xanh.

Tuần trước, tại một cuộc thảo luận bàn tròn tại COP27 ở Ai Cập, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã mô tả hydro xanh là “một trong những công nghệ quan trọng nhất cho một thế giới trung lập về khí hậu”. “Hydro xanh là chìa khóa để khử cacbon cho nền kinh tế của chúng ta, đặc biệt là đối với các lĩnh vực khó điện khí hóa như sản xuất thép, công nghiệp hóa chất, vận chuyển hạng nặng và hàng không”. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cũng thừa nhận rằng cần phải thực hiện một khối lượng công việc đáng kể để ngành này phát triển.

(CNBC, Reuters)