Bản tin Năng lượng xanh: EU hy vọng nhất trí các quy định mới thúc đẩy sản xuất ngành công nghiệp xanh trong nước
EU hy vọng nhất trí các quy định mới thúc đẩy sản xuất ngành công nghiệp xanh trong nước
EU đặt mục tiêu đến năm 2030 là sản xuất 40% sản phẩm cần thiết để giảm phát thải khí nhà kính, trong đó sẽ bao gồm năng lượng tái tạo, lưu trữ pin, bơm nhiệt, máy điện phân, khí sinh học, thu hồi carbon và lưới điện.
Châu Âu đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, là nước dự báo sẽ chiếm 80% công suất sản xuất toàn cầu về năng lượng mặt trời. EU cũng lo ngại rằng khoản trợ cấp xanh trị giá 369 tỷ USD trong Đạo luật Giảm phát của Mỹ sẽ lôi kéo các nhà sản xuất châu Âu di dời sang Mỹ.
Các nhà lập pháp của Nghị viện Châu Âu và Bỉ, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên EU trong 6 tháng, sẽ tìm cách thống nhất các chi tiết cuối cùng của Đạo luật Công nghiệp Net-Zero (NZIA) trong các cuộc đàm phán dự kiến kéo dài cả ngày thứ Ba.
NZIA là trọng tâm trong nỗ lực của EU nhằm đảm bảo khối này không chỉ đi đầu toàn cầu trong việc cắt giảm khí thải nhà kính mà còn sản xuất công nghệ sạch cần thiết.
Đạo luật này có thể sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, đề xuất hợp lý hóa việc cấp giấy phép, đảm bảo chúng được cấp trong vòng 18 tháng.
Thay đổi chiến lược của Orsted khiến các nhà đầu tư lo lắng
Hôm thứ Tư tuần trước (31/1), Orsted dự kiến cắt giảm kế hoạch đầu tư và cắt giảm cổ tức khi đưa ra chiến lược mới nhưng các nhà đầu tư lo lắng rằng công ty năng lượng tái tạo của Đan Mạch có thể muốn huy động vốn mới để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của mình.
Từng là nhà đầu tư xanh được yêu thích, nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới nhận thấy mình đang nằm ở giữa cơn bão lạm phát gia tăng, lãi suất cao hơn và sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng buộc họ và các công ty khác phải hủy bỏ các dự án ngoài khơi.
Chỉ riêng ngành công nghiệp gió ngoài khơi còn non trẻ ở Mỹ năm ngoái đã phải đối mặt với sự phát triển bị đình trệ và các khoản nợ mà theo các nhà phát triển dự án như BP, Shell và Equinor có thể vượt 9 tỷ USD.
Orsted đã tạm dừng phát triển hai dự án gió ngoài khơi ở New Jersey tháng 11/2023 và cho biết khoản lỗ liên quan đã tăng lên trên 5 tỷ USD, khiến giá trị cổ phiếu của công ty giảm hơn một nửa.
Chỉ vài tháng trước, ban lãnh đạo đã trình bày kế hoạch đầu tư 475 tỷ Crown Đan Mạch (69 tỷ USD) để đạt được mục tiêu lắp đặt 50 gigawatt (GW) công suất tái tạo - chủ yếu là gió ngoài khơi - vào cuối thập kỷ này (2030).
Google ký thỏa thuận năng lượng ngoài khơi lớn nhất với các dự án gió của Hà Lan
Google đã ký các thỏa thuận mua bán điện doanh nghiệp (CPPA) với Shell và Eneco để có công suất năng lượng 478 MW tại hai trang trại gió ngoài khơi mà các đối tác cùng sở hữu ở Hà Lan là Hollandse Kust Noord và Hollandse Kust West VI.
Google cho biết, cùng với các thỏa thuận mua bán điện hiện có mà Google đã ký trước đây ở Hà Lan, hai trang trại gió ngoài khơi sẽ giúp các trung tâm dữ liệu và văn phòng ở Hà Lan của công ty đạt hơn 90% năng lượng không có carbon vào năm 2024. Gã khổng lồ công nghệ cho biết đây là “dự án gió ngoài khơi lớn nhất từ trước đến nay” của họ.
Trong vài năm qua, Google đã ký CPPA với một số trang trại gió ngoài khơi, bao gồm 100 MW tại trang trại gió ngoài khơi Moray West ở Scotland, trong đó Amazon cũng vừa kyd được 473 MW để cung cấp năng lượng lượng cho các hoạt động ở Anh.
Google cũng có CPPA với Ørsted, theo đó công ty sẽ mua 50 MW trang trại gió ngoài khơi Borkum Riffgrund 3, công suất 900 MW ở Biển Bắc nước Đức, cũng như một thỏa thuận mua bán điện với Engie cho trang trại gió ngoài khơi Miền Bắc của Bỉ.
Shell và Eneco sở hữu trang trại gió ngoài khơi Hollandse Kust Noord và Hollandse Kust West VI ở Hà Lan thông qua liên doanh CrossWind và Ecowende của họ.
Trang trại gió ngoài khơi Hollandse Kust Noord đi vào hoạt động vào ngày 20/12/2023, nâng cấp công suất gió ngoài khơi đang hoạt động của nước này lên 4,7 GW, vượt mục tiêu của Hà Lan vào năm 2023./
Thanh Bình
(Source: Reuters)
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp
-
Chiến dịch bảo vệ rừng của châu Âu gặp trở ngại gì?
-
Ấn Độ nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu, giá gạo giảm mạnh nhất trong 16 năm