Bản tin Năng lượng Quốc tế 8/2: EIA hạ triển vọng giá khí đốt tự nhiên năm 2023

08:49 | 08/02/2023

4,655 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.
Bản tin Năng lượng Quốc tế 8/2:  EIA hạ triển vọng giá khí đốt tự nhiên năm 2023

1. Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 77,44 USD/thùng - tăng 0,39%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 83,69 USD/thùng - tăng 3,33%.

Giá dầu duy trì đà tăng do được thúc đẩy bởi sự lạc quan về nhu cầu phục hồi ở Trung Quốc và lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung sau khi đóng cửa một cảng xuất khẩu lớn sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ.

2. Ngân sách của Nga thâm hụt 24,7 tỷ USD (1,76 nghìn tỷ rúp) trong tháng 1, so với thặng dư vào tháng 1 năm 2022, do doanh thu nhà nước từ dầu mỏ và khí đốt giảm 46,4%, Bộ Tài chính Nga cho biết trong một ước tính sơ bộ.

Tổng thu ngân sách tháng trước giảm 35% so với cùng kỳ năm 2022, trong khi tổng chi ngân sách tháng 1 tăng 58,7% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của Bộ cho thấy.

3. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã hạ giá khí đốt tự nhiên Henry Hub năm 2023 xuống 30,5% vào ngày 7/2, theo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO) mới nhất của cơ quan này.

EIA hiện nhận thấy giá khí đốt tự nhiên năm 2023 tại Henry Hub là 3,40 USD/MMBtu, giảm từ 4,90 USD/MMBtu trong dự báo trước đó. Giá khí đốt tự nhiên của Henry Hub năm ngoái là 6,42 USD/MMBtu.

4. Giá dầu cao đã góp phần đẩy thâm hụt thương mại quốc tế của Mỹ lên gần 1 nghìn tỷ USD, theo một công bố hôm thứ Ba của Cục Phân tích Kinh tế.

Thâm hụt hàng hóa và dịch vụ năm 2022 là 948,1 tỷ USD, tăng 103 tỷ USD so với mức thâm hụt năm 2021, trong đó nhập khẩu tăng 556,1 tỷ USD.

5. Các giám đốc điều hành hàng đầu tại các công ty năng lượng lớn nhất của Nga sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tuần lễ Năng lượng Ấn Độ trong tuần này, báo hiệu rằng Nga và Ấn Độ đang củng cố mối quan hệ năng lượng của họ..

Trước cuộc xung đột Nga - Ukraine, Ấn Độ chỉ mua một lượng rất nhỏ dầu thô của Nga. Sau khi những người mua phương Tây bắt đầu quay lưng với dầu thô Nga, Ấn Độ đã trở thành điểm đến hàng đầu cho xuất khẩu dầu của Nga cùng với Trung Quốc.

Bản tin Năng lượng Quốc tế 6/2: Ấn Độ cần 10 nghìn tỷ USD cho đến năm 2070 để chuyển đổi năng lượng Bản tin Năng lượng Quốc tế 6/2: Ấn Độ cần 10 nghìn tỷ USD cho đến năm 2070 để chuyển đổi năng lượng
Bản tin Năng lượng Quốc tế 7/2: Nga chuyển phần lớn xuất khẩu dầu nhiên liệu sang châu Á Bản tin Năng lượng Quốc tế 7/2: Nga chuyển phần lớn xuất khẩu dầu nhiên liệu sang châu Á

Bình An