Bãi Tư Chính và tầm nhìn chiến lược xây dựng nhà giàn DK1

12:48 | 04/08/2019

36,832 lượt xem
|
Những tư liệu lần đầu công bố cho thấy, chủ trương xây dựng nhà giàn DK1 từ năm 1988 của Đảng và Chính phủ là hoàn toàn sáng suốt.
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1 Chuyên gia quốc tế: "Cần ngăn Trung Quốc tạo sự đã rồi"
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1 Mỹ - Nhật - Australia lên án hành vi cản trở khai thác dầu khí tại Biển Đông
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1 Hội Dầu khí Việt Nam lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1 “Trung Quốc vi phạm luật quốc tế khi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam”
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1 “Diễn biến trên Biển Đông, chỉ dùng từ căng thẳng, phức tạp là chưa đủ!”

Những ngày tháng 7 năm nay, khi sóng gió nổi lên ở bãi Tư Chính- bãi đá ngầm hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, Đại tá Nguyễn Quý, vị Tổng chỉ huy các lực lượng công binh xây dựng nhà giàn đầu tiên ở khu vực DK1 không khỏi bứt dứt.

bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1
Đại tá Nguyễn Quý- nguyên Cục trưởng Cục kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Công Binh, Trưởng Ban xây dựng công trình DK1 đầu tiên.

Qua theo dõi các nguồn thông tin trong nước và thế giới, ông cảm thấy vẫn chưa đủ để mọi người có thể hiểu một cách thấu đáo câu chuyện của Tư Chính nói riêng và vùng DK1 nói chung. Lần đầu tiên, ông quyết định công bố những tư liệu quý trên mạng xã hội bằng chính câu chuyện thật của mình. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một phần rất nhỏ so với cuốn hồi ký và hàng nghìn bức ảnh ông đang lưu giữ về những ngày tháng gian khổ, khi Đảng và Nhà nước quyết định đặt những nhà giàn đầu tiên ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Đại tá Nguyễn Quý năm nay đã bước sang tuổi 87 nhưng trong câu chuyện với phóng viên VOV, trí nhớ của ông vô cùng minh mẫn.

Chủ trương xây dựng nhà giàn DK1 từ năm 1988

“Nếu trên đất liền, chúng ta có địa hình đồi núi thì dưới đáy biển, cũng có những chỗ nhô lên như vậy”. Đại tá Nguyễn Quý bắt đầu câu chuyện của mình về vùng biển rộng lớn DK1 với diện tích khoảng 80.000km2, có vị trí đặc biệt quan trọng về An ninh-Quốc phòng, khu vực rất giàu có về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển, án ngữ trên đường hàng hải Quốc tế qua Biển Đông.

bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1
Khu vực nhà giàn DK1 với 6 bãi đá ngầm

Đại tá Nguyễn Quý từng là Cục trưởng Cục kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Công Binh, Trưởng Ban xây dựng DK1 đầu tiên giai đoạn 1990-1996. Ông kể: Sau sự kiện Gạc Ma (14/3/1988), chúng ta nhận thức rằng, Trung Quốc sẽ bành trướng sang các đảo khác ở Trường Sa và có thể nhòm ngó sang các khu vực khác, nhất là khu vực DK1- thềm lục địa phía Nam, nơi Việt Nam đã tiến hành khai thác dầu khí, cách đất liền 250-350 hải lý.

Với tầm nhìn chiến lược, Đô đốc Giáp Văn Cương đã chỉ đạo Lữ đoàn 171 khảo sát trong thềm lục địa Nam Biển Đông nước ta có 6 bãi đá ngầm san hô có đỉnh nhô cao dưới mặt nước biển từ 9-50m… Phía Bắc là Phúc Tần (160km2), Huyền Trân (40km2), phía Đông Nam là Ba Kè (1.000km2), phía Tây Nam là Tư Chính (700km2). Nằm giữa Phúc Tần và Tư Chính là Phúc Nguyên (300km2) và Quế Đường (90km2).

Đại tá Nguyễn Quý cho biết, theo đề nghị của Tư lệnh Hải quân và Bộ Quốc phòng, ngày 17/10/1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã ký Quyết định số 19/NQ-TW chủ trương tiến hành xây dựng các công trình trên tất cả các bãi đá ngầm với tên gọi “Trạm dịch vụ Kinh tế- Khoa học kỹ thuật”, gọi tắt là công trình DK1. Đây là một quyết định vô cùng quan trọng vào thời điểm cách đây hơn 30 năm.

Để khẳng định chủ quyền đối với khu vực DK1, lúc đầu cũng có ý kiến cho rằng, chúng ta chỉ cho tàu neo đậu ở đó nhưng nhìn lại lịch sử, từ thời cải cách ruộng đất, người nông dân được chia ruộng, ít nhất, họ phải đóng cọc và ghi vào mo cau rằng, đó là ruộng của tôi. Thế nên, muốn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở khu vực DK1, không có cách nào khác, chúng ta phải có nhà, phải có cờ, có người, có biển hiệu…

bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1
Ngày 17/10/1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã ký Quyết định số 19/NQ-TW chủ trương tiến hành xây dựng các công trình trên tất cả các bãi đá ngầm. Ảnh: Tư liệu

“Thực chất, nếu xác lập chủ quyền ở DK1, các nước muốn liên doanh dầu khí với Việt Nam cũng yên tâm hơn. Do đó, chúng tôi đề nghị ghi rõ trên công trình nhà giàn biển hiệu: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sau đó mới là Trạm dịch vụ Kinh tế- Khoa học kỹ thuật và tên của Việt Nam là “Tư Chính”, đánh dấu là “Tư Chính 1”, “Tư Chính 2”…để chứng tỏ cho thế giới biết rằng, đây là vùng biển của Việt Nam”, Đại tá Nguyễn Quý nhớ lại.

Tầm nhìn chiến lược

Nằm trong DK1, bãi ngầm Tư Chính có diện tích 700 km2, chiều dài 52 km (có tài liệu nói 61km), chiều rộng 11km (có chỗ phình ra hơn 20km) lại ở vị trí chiến lược rất quan trọng, gần sát nhất các mỏ dầu chúng ta đang khai thác như Thanh Long, Bạch Hổ, Đại Hùng...

bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1
Đại tá Nguyễn Quý trong chuyến công tác tại nhà giàn trên bãi Tư Chính vào năm 1994. Ảnh: NVCC

“Thực tế, năm 1994, tôi đưa đoàn cán bộ cao cấp của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Nguyễn Chơn dẫn đầu ra thăm Tư Chính. Lúc đó, giàn khoan Tam Đảo của Vietsovpetro đang thực hiện khoan dầu ở đây với độ sâu 2926m nhưng chưa thấy dầu. Chỉ 2 ngày sau, khi tôi trở về Hà Nội, ông Ngô Thường San – khi đó là Tổng Giám đốc Vietsovpetro có điện cho tôi với giọng mừng rỡ: “Anh Quý ơi, có dầu rồi”. Như vậy, ở Tư Chính rõ ràng là có dầu, các nơi khác chắc chắn cũng vậy”.

Nguyên Cục trưởng Cục kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Công Binh kể tiếp: ”Năm 1989, DK1 đầu tiên được xây dựng ở Tư Chính. Năm 1990, chúng ta làm tiếp một nhà giàn nữa cũng ở Tư Chính theo cách “chặn đầu, khóa đuôi”. Đến năm 1994, khi tôi đi lắp dựng công trình ở bãi cạn Cà Mau (DK1-10), về tới Vũng Tàu, chưa lên tới bờ thì nhận được điện của Tổng Tham mưu trưởng Đào Đình Luyện nói rằng “đồng chí không về Hà Nội vội, ở lại đó làm việc với Vietsovpetro, ký hợp đồng ngay để ta làm tiếp 2 nhà giàn nữa ở Tư Chính.

bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1
Nhà giàn đầu tiên được xây dựng tại bãi Tư Chính năm 1989. Ảnh: NVCC

Do đó, Đại tá Nguyễn Quý cho biết, Bộ Chính trị đã quyết định làm thêm 2 nhà giàn nữa ở khu vực bãi Tư Chính (Tư Chính 3 và Tư Chính 4). Sau đó, đến năm 1995, chúng ta lại xây dựng thêm 1 nhà giàn nữa ở khu vực này. Như vậy, chúng ta có 5 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính. Dưới điều kiện mưa bão và sóng gió, nhà giàn đầu tiên bị hư hỏng, chúng ta phải tìm cách gia cố.

Phải hiểu rạch ròi “Trường Sa không liên quan đến khu vực nhà giàn DK1”

“Theo dõi báo chí trong nước và quốc tế, tôi thấy có sự hiểu lầm khi “ghép” Trường Sa với khu vực nhà giàn DK1. Hai khu vực này hoàn toàn khác nhau, không thể nhầm lẫn được”

Trưởng Ban xây dựng công trình DK1 đầu tiên khẳng định: “Nếu Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa thì khu vực DK1 lại hoàn toàn thuộc một địa phương khác là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vì nếu nói dính dáng Trường Sa thì Trung Quốc còn có lý do cho rằng, đó là vùng tranh chấp. Còn đây là vùng đặc quyền kinh tế, thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc hoàn toàn không có cớ gì để “đánh lận con đen” về chủ quyền của mình. Nếu hiểu rõ điều này thì không bao giờ có chuyện biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp để có thể chia sẻ lợi ích. Khánh Hòa cách rất xa Vũng Tàu, giữa Trường Sa và DK1 có một hõm biển nên Công ước Luật Biển 1982 đã xác định vùng DK1 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1
Các nhà giàn DK1 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Xây dựng nhà giàn DK1 là chủ trương sáng suốt

Theo Đại tá Nguyễn Quý, khi triển khai xây dựng 3 nhà giàn đầu tiên ở khu vực DK1, Liên doanh dầu khí Vietsovpetro được giao làm 2 chân đế theo kiểu móng cọc (chân đế giàn khoan), còn Viện thiết kế cơ khí -Bộ Giao thông vận tải làm 2 chân đế theo kiểu pông tông (đánh chìm sà lan và bơm bê tông vào. Nguyên tắc này trong kỹ thuật gọi là móng trọng lực kiểu như con lật đật). Nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng mà cụ thể là Bộ Tư lệnh Công Binh và ông được giao nhiệm vụ tổng chỉ huy các lực lượng công binh thiết kế và thi công phần thượng tầng (phần nhà nổi trên mặt nước).

Tuy nhiên, theo Đại tá Nguyễn Quý, vì đáy biển không bằng phẳng và dưới đó có nhiều luồng, lạch cho nên khi đặt pông tông xuống, chân đế cập kênh, rung lắc. Bộ đội không ở được được trong điều kiện như vậy. Và nếu cứ lắc liên tục sẽ dẫn đến đứt, gãy. Cho nên sau này, chúng ta rút kinh nghiệm và hoàn toàn không dùng phương pháp pông tông nữa mà chỉ làm phương pháp duy nhất là móng cọc, kiểu như giàn khoan dầu khí.

Đơn vị thi công từ đó đến nay là Vietsvpetro và phần thượng tầng là do các đơn vị công binh đảm nhiệm. Với những đóng góp cho việc thiết kế, thi công các nhà giàn ở DK1, Nhà nước đã tặng thưởng cho Liên doanh Vietsovpetro và Ban DK1 Huân chương chiến công hạng Nhất vào năm 1995. Năm 2012, công trình Dk1 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ. Năm 2015, Ban quản lý dự án công trình DK1 được đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân.

bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1
Đại tá Nguyễn Quý (thứ 4 từ trái sang) tại Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân của Ban quản lý dự án công trình DK1

“Tôi đã trực tiếp cùng anh em thi công từ nhà giàn đầu tiên cho đến nhà giàn thứ 16 thì nghỉ hưu. Tôi làm trưởng Ban DK1 đầu tiên (giai đoạn 1990-1996), cho đến nay đã có 7 đời trưởng Ban DK1. Nhìn lại lịch sử gần 30 năm qua, tôi luôn nghĩ rằng, Đảng và Chính phủ đã hết sức sáng suốt trong chủ trương xây dựng các nhà giàn ở khu vực DK1. Những công trình ở đó chính là những cột mốc chủ quyền khẳng định, đây là vùng biển hoàn toàn thuộc về Việt Nam”- Đại tá Nguyễn Quý chia sẻ.

Khi được hỏi, nếu chúng ta không cương quyết trong việc khẳng định chủ quyền và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế thì điều gì sẽ xảy ra? Đại tá Nguyễn Quý cho rằng: Trung Quốc đã từng có ý định đưa giàn khoan vào khu vực bãi Tư Chính. Cho nên, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác để không cho họ đặt chân vào đó. Đặt chân vào Tư Chính giống như con dao kề vào cổ vùng khai thác dầu khí của Việt Nam và nó khống chế toàn bộ vùng DK1 rộng 80.000km2.

bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1
Đại tá Nguyễn Quý sau khi làm lễ thượng cờ ở công trình DK1/15 ở bãi ngầm Phúc Nguyên năm 1995. (Ảnh: NVCC)

Quay trở lại với câu chuyện thời sự gần đây khi Trung Quốc đưa tàu vào khu vực bãi Tư Chính, vị cựu binh già trầm ngâm: “Khi nghe tin tàu HD-8 của Trung Quốc đi vào bãi Tư Chính, cá nhân tôi không lấy gì làm lạ và tôi cũng không lo lắng quá mức vì tôi có niềm tin. Các thế hệ trước đã quyết tâm giữ gìn, bảo vệ DK1 bằng được thì chắc chắn, thế hệ hôm nay cũng sẽ có cách để giữ gìn thành quả đó.

Là người lính, đã từng kinh qua trận mạc, tôi luôn mong muốn có một nền hòa bình bền vững, không bao giờ mong muốn đụng độ hay chiến tranh. Đất nước chúng ta đã quá nhiều đau khổ, quá nhiều tổn thất vì chiến tranh. Gia đình tôi cũng có người em liệt sĩ nên tôi rất thấu cảnh mất mát. Tôi cũng thấy cách giải quyết của chúng ta vừa mềm dẻo, vừa cương quyết như các cụ ta nói “lạt mềm buộc chặt”. Trong thời điểm này, các nước đã thấy rõ chính nghĩa thuộc về Việt Nam. Trung Quốc hành động như vậy là vi phạm chủ quyền, vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc đặt bút ký vào đó. Tôi tin rằng, các nước sẽ ủng hộ Việt Nam và không ai có thể trà đạp lên luật pháp quốc tế”- Đại tá Nguyễn Quý bộc bạch.

Đại tá Nguyễn Quý là một người con của Hà Nội. Ông đi theo cách mạng rất sớm, từ khi mới 13 tuổi. Ông làm giao liên và trực tiếp đánh Pháp ở Hà Nội vào mùa đông năm 1946. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông về đơn vị pháo binh 2 năm, được quân đội cử đi học tại Đại học Bách Khoa từ năm 1960-1965 và sau đó, ông tiếp tục phục vụ quân đội trong Binh chủng Công binh cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1996./.

Theo vov.vn

bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1

ASEAN muốn tàu chiến giảm bớt hiện diện tại Biển Đông
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1

Phát biểu Biển Đông của Phó thủ tướng tại ASEAN được nhiều nước ủng hộ
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích hành vi xấu của Trung Quốc suốt hàng chục năm
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1

Trung Quốc đang tính toán sai lầm ở Biển Đông
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1

Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc đang "gây áp lực tối đa" ở Biển Đông
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1

“Trung Quốc vi phạm luật quốc tế khi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam”
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1

Bộ trưởng Philippines chỉ trích Trung Quốc “nói một đằng, làm một nẻo” ở Biển Đông
bai tu chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian dk1

Giáo sư Mỹ vạch trần tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc