Chuyện "Thám tử tư" thời 4.0

Bài kết: Khung pháp lý nào cho hoạt động thám tử tư?

09:02 | 22/03/2024

1,672 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo một điều tra viên dày dạn kinh nghiệm thuộc phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội, dù chưa có quy định của pháp luật song nhu cầu tìm hiểu, cung cấp thông tin về cá nhân, tổ chức là có và ngày một nhiều. Chính vì vậy mà nhiều văn phòng thám tử tư ra đời, làm ăn khá phát đạt. Song nếu như “tai nạn” xảy ra thì thám tử sẽ là người phải chịu thiệt thòi đầu tiên.
Bài kết: Khung pháp lý nào cho hoạt động thám tử tư?
Dù chưa có khung pháp lý cho hoạt động thám tử tư, song nhu cầu tìm hiểu cung cấp thông tin về cá nhân, tổ chức là có và ngày một nhiều.

Theo luật sư Bùi Đình Ứng (thuộc Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng - đoàn luật sư Hà Nội) thì theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động thám tử tư hiện chưa có khung pháp lý rõ ràng.

Theo như Luật đầu tư 2014 trong số ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh không có ngành nghề kinh doanh dịch vụ thám tử tư. Tại quyết định 10/2007/QĐ-TTg dịch vụ điều tra cũng được quy định là một ngành trong Hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại 2015, Chính phủ "treo lệnh cấm" đối với dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, theo Luật Dân sự 2015 thì: “Việc sử dụng ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác” và “Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy có thể thấy pháp luật hiện hành chưa có quy định thống nhất về dịch vụ thám tử tư. Khi chưa có quy định cụ thể, rõ ràng và thống nhất về vấn đề này, thì dịch vụ thám tử tư vẫn chưa thể hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Bên cạnh đó theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.

Do đó, mọi hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là vi phạm pháp luật. Cả người cung cấp thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của người khác và thám tử sử dụng thông tin này để điều tra, theo dõi đều có thể bị xử lý theo quy định hiện hành.

“Chính do những quy định chưa thống nhất như vậy nên hiện thám tử tư chưa được coi là một “nghề” ở nước ta. Cũng chính vì thế mà nếu như “tai nạn” xảy ra thì thám tử sẽ là người phải chịu thiệt thòi đầu tiên. Cũng do chưa có một quy định nào của pháp luật nên giới hạn phạm vi được theo dõi, điều tra đối với nghề thám tử cũng chưa có. Do vậy rất dễ dẫn đến những hành vi xâm phạm đời tư cá nhân đã được quy định tại Bộ luật Dân sự” - luật sư Ứng nhấn mạnh.

Bài kết: Khung pháp lý nào cho hoạt động thám tử tư?
"Tìm là thấy - theo là còn” - slogan của Văn phòng thám tử Tiến Dũng.

Còn theo một điều tra viên dày dạn kinh nghiệm thuộc phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội thì dù chưa có quy định của pháp luật song nhu cầu tìm hiểu, cung cấp thông tin về cá nhân, tổ chức là có và ngày một nhiều. Chính vì vậy mà nhiều văn phòng thám tử tư ra đời, làm ăn khá phát đạt.

Tuy nhiên cũng do chưa có những quy định rõ ràng thám tử tư được quyền tìm hiểu, điều tra nên hoạt động này rất dễ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, đã được quy định trong Bộ luật hình sự như: “Làm nhục người khác”; “Cố ý gây thương tích”; “Cưỡng đoạt tài sản”; “Cướp tài sản”… Vụ án cướp tài sản xảy ra trên địa bàn quận Cầu Giấy thời gian vừa qua là một ví dụ điển hình.

Cũng theo luật sư Ứng, có lẽ đã đến lúc các cơ quan chức năng cần nghiêm túc nhìn nhận về hoạt động thám tử tư, để có những giải pháp đưa vào luật, nghị định… nhằm đưa hoạt động này vào khuôn khổ, Nhà nước có thể quản lý được. Nó sẽ thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thám tử trước khi hành nghề sẽ phải chứng minh mình có đủ kiến thức hiểu biết về pháp luật cũng như quy định đạo đức nghề nghiệp. Sẽ có cơ quan chức năng quản lý, giám sát các văn phòng dịch vụ thám tử này định kỳ…

Minh Khang

Bài 1: Những cuộc theo dõi xuyên quốc giaBài 1: Những cuộc theo dõi xuyên quốc gia
Bài 2: Người chồng đáng tráchBài 2: Người chồng đáng trách
Bài 3: Bí mật của người chồng “vui tính”Bài 3: Bí mật của người chồng “vui tính”
Bài 4: Ba năm đi tìm con rơi của trưởng khoaBài 4: Ba năm đi tìm con rơi của trưởng khoa
Bài 5: Những tai nạn nghề nghiệpBài 5: Những tai nạn nghề nghiệp

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan