Quản lý nhà nước với các Tập đoàn Kinh tế

Bài 2: Hai giải pháp nâng cao hiệu quả Tập đoàn Kinh tế Nhà nước

07:11 | 01/02/2019

473 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mỗi quốc gia đều trông đợi ở các tập đoàn kinh tế (TĐKT) sẽ kết hợp được sức mạnh của các doanh nghiệp với việc theo đuổi các mục tiêu xã hội - tức là trông đợi vào tính hiệu quả kinh tế và tính công bằng xã hội. Song trên thực tế, tình trạng các TĐKT hoạt động kém hiệu quả, trở thành gánh nặng, làm suy yếu cơ sở định hướng và quản lý điều tiết nền kinh tế của nhà nước là không nhỏ.

Những vấn đề về TĐKT càng nghiêm trọng vào những thời điểm mà Chính phủ phải đương đầu với những khó khăn gay gắt về mặt tài chính. Ví dụ: vay nợ gặp khó khăn ở các nước chậm phát triển châu Á, châu Phi, chính sách thương mại và đầu tư của các nước Malaixia, Inđônexia, Singgapo... phụ thuộc và chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc suy thoái kinh tế TBCN vào những năm đầu thập kỷ 80, tình hình trì trệ trong phát triển kinh tế của các nước Đông Âu...

bai 2 hai giai phap nang cao hieu qua tap doan kinh te nha nuoc
Để tập đoàn kinh tế Nhà nước thực sự là “quả đấm thép”.

Điều đó đã buộc các nước phải xem xét các biện pháp khá triệt để nhằm thay đổi bộ mặt các TĐKT. Vì vậy, chương trình cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được đưa ra ở tất cả các nước đang phát triển mà mục tiêu của nó tập trung chủ yếu vào tính hiệu quả của DNNN và được tiến hành đồng thời với các chương trình cải cách kinh tế khác.

Hai giải pháp quan trọng đã được áp dụng gồm tư nhân hóa các DNNN và TĐKT và hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát của nhà nước đối với TĐKT.

Những năm qua, chương trình cải cách khu vực DNNN ở các nước nói chung đều tập trung vào những giải pháp đối với các TĐKT. Một là, thu hẹp phạm vi của khu vực kinh tế này bằng cách tiến hành những giải pháp đa dạng hóa các hình thức sở hữu mà trọng tâm là tiếnhành quá trình tư nhân hóa, cổ phần hóa các TĐKT. Hai là đối với các TĐKT còn giữ lại, tiến hành củng cố, cải tiến tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và tăng cường các biện pháp kiểm soát của nhà nước.

Theo ông Doãnh Công Khánh - Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách Công Thương, tư nhân hóa DNNN hay TĐKT là một phương án mạnh trong giải pháp đa dạng hóa các hình thức sở hữu.

Ông Doãn Công Khánh phân tích, về cơ sở lý luận, nó giải quyết được mâu thuẫn giữa quyền sở hữu về quyền kinh doanh trong các TĐKT. Vì vậy, tư nhân hóa được coi là liều thuốc “cứu cánh” đối với các nước Đông Âu hiện nay, cũng như ở một số nước nó được coi là nhân tố xúc tác của quá trình cải cách kinh tế - cuộc đấu tranh sống còn vì hiệu quả.

bai 2 hai giai phap nang cao hieu qua tap doan kinh te nha nuoc
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn quá chậm.

Về mặt nội dung, quá trình tư nhân hóa được tiến hành theo hai bước. Trong đó, bước một, cổ phần hóa nhằm chuyển các TĐKT thành các Công ty cổ phần trong đó nhà nước nắm tỷ lệ chi phối. Bước hai, bán các cổ phần của nhà nước cho tư nhân - tư nhân hóa. Ở mỗi nước quá trình tư nhân hoá diễn ra có khác nhau nhưng chung quy lại nó được tiến hành theo các cách sau: Một là, tiến hành giải thể các TĐKT làm ăn thua lỗ, không có hiệu quả; Hai là, tư nhân hóa quyền sở hữu; Ba là, tư nhân hóa công việc quản lý.

Có nhiều phương án tư nhân hóa DNNN, song giải pháp có triển vọng và thu hút được sự chú ý của xã hội ở các nước Đông Âu là chuyển các DNNN sang chế độ thầu khoán (để tập thể lao động có quyền mua doanh nghiệp – DN đó), sang DN hợp tác xã hay DN “nhân dân”. Thực chất của giải pháp này là ở chỗ nó chuyển giao sở hữu nhà nước ở từng DN cho tập thể người lao động tại đó theo nguyên tắc có trả tiền nhưng giành sự ưu tiên cho những người làm việc tại DN.

Ưu điểm của phương pháp chuyển giao này là các DN vẫn được bảo tồn, trong quá trình thay đổi sở hữu các DN vẫn hoạt động và nó còn được thừa hưởng một “nguồn vốn vô hình” đó là chính là uy tín trong các quan hệ bạn hàng của DNNN trước đây trên thị trường, mặt khác nó còn đảm bảo được nguyên tắc: quá trình cải cách phải gắn với quá trình phát triển, phát triển phải gắn với hiệu quả; các cổ đông có quyền thực sự tham gia quản trị DN với tư cách là người chủ sở hữu; hình thức này kết hợp được nguyên tắc tập thể và cổ phần để không hề loại bỏ vai trò quan trọng của các nhà quản lý chuyên nghiệp; mặt khác, vấn đề mang tính xã hội gay gắt của tư nhân hóa là giải quyết vấn đề người lao động thì giải pháp này phần nào cũng khắc phục được.

bai 2 hai giai phap nang cao hieu qua tap doan kinh te nha nuoc
PVN đã đạt được nhiều thành công trong công tác cổ phần hóa các Tổng Công ty PVPower, PVOIL, BSR.

Tư nhân hóa quyền sở hữu các TĐKT được tiến hành với quy mô khá rộng rãi ở các nước tư bản phát triển. Ở Anh nó được bắt đầu từ khi Thủ tướng Thát-chơ lên cầm quyền, còn ở các nước chậm phát triển quá trình này diễn ra chậm hơn. Song, nhìn chung quá trình tiến hành tư nhân hóa gặp phải hai trở ngại lớn: Thứ nhất, vấn đề xã hội của tư nhân hóa là giải quyết công ăn việc làm và thu nhập của một lượng lớn người lao động; Thứ hai là vấn đề xác định lượng vốn Nhà nước thu về ở các TĐKT đem ra cổ phần hóa và việc chống tham nhũng trong quá trình tư nhân hóa.

Ngoài ra còn có các vấn đề khác như tư nhân không bao giờ mua cổ phần của các TĐKT trước đây làm ăn kém hiệu quả, không có uy tín, việc bán cổ phần cho nước ngoài lại bất lợi ở chỗ nó mang lợi nhuận ra nước ngoài. Một trở ngại nữa cản trở đối với hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần vừa được thành lập từ cổ phần hóa TĐKT là người đại diện cho sở hữu nhà nước được bộ Tài chính hoặc bộ chuyên ngành cử làm thành viên của HĐQT hay Chủ tịch HĐQT trở lại thành người đứng phía trên Giám đốc điều hành Công ty. Nhưng về thực chất anh ta lại không phải là “chủ sở hữu thực sự” đối với những tài sản đó, khi đó lại lặp lại mâu thuẫn giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh như ở các TĐKT trước đây.

Tư nhân hóa công việc quản lý là bước quá độ của quá trình tư nhân hóa. Về mặt nội dung, đó chính là việc nhà nước cho tư nhân thuê các TĐKT, thậm chí cho cả các Công ty nước ngoài thuê nhằm tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tận dụng nguồn vốn đầu tư... thông qua các hợp đồng ký kết cho thuê cơ sở vật chất kỹ thuật, cung cấp vốn, tạo điều kiện về các chính sách pháp luật (điển hình của giải pháp này là việc cho một Công ty của Mỹ thuê các cơ sở sản xuất của ngành sắt, thép ở Cộng hòa Tôgô).

bai 2 hai giai phap nang cao hieu qua tap doan kinh te nha nuoc
Xử lý mối quan hệ giữa quản lý hành chính và quản lý sở hữu là giải pháp quan trọng phát triển Tập đoàn Kinh tế Nhà nước.

Về vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát của nhà nước đối với TĐKT, theo ông Doãn Công Khánh, đây là giải pháp hết sức quan trọng đối với các TĐKT được Nhà nước giữ lại, về thực chất giải pháp này nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và TĐKT trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối nhằm đảm bảo cho TĐKT một cơ chế vận hành phản ứng linh hoạt với thị trường, đảm bảo vừa đạt được hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu xã hội.

Giải pháp này cho phép giải quyết rõ ràng mối quan hệ giữa quyền tự quyết của DN với sự can thiệp - kiểm soát của nhà nước - với tư cách là người chủ sở hữu, cho phép phân định rõ chức năng quản lý hành chính và chức năng quản lý kinh doanh. Vì vậy nó được giải quyết ở một số điểm như làm rõ các chính sách chỉ đạo của nhà nước đối với TĐKT, trong khuôn khổ đó xác định rõ các mục tiêu phi thương mại. Vì các mục tiêu chính là tiền đề cho cuộc cải cách kinh tế , nhằm trao quyền tự chủ lớn hơn cho các nhà quản lý TĐKT, từ các mục tiêu đặt ra cho TĐKT mà xác định được cơ chế quản lý của nhà nước đối với TĐKT; Hệ thống thể chế đồng bộ của quản lý vĩ mô tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho TĐKT đi đôi với tăng cường tính chủ động của đơn vị cơ sở. Điều này đòi hỏi nhà nước phải tạo lập những điều kiện cần thiết về pháp lý và tổ chức - kinh tế cũng như các công cụ.

Từ kinh nghiệm cải cách DNNN của một số quốc gia cho thấy, cần phải xây dựng được hai hệ thống làm công cụ cho việc tăng cường quản lý TĐKT và tăng cường kiểm soát của nhà nước đối với TĐKT theo các nội dung nêu trên, đó là hai hệ thống: hệ thống báo hiệu và hệ thống hợp đồng kinh tế.

bai 2 hai giai phap nang cao hieu qua tap doan kinh te nha nuoc
Cần xây dựng "hợp đồng kinh tế" giữa Chính phủ và Tập đoàn Kinh tế Nhà nước.

Trong đó, hệ hệ thống báo hiệu được sử dụng để đánh giá các kết quả hoạt động của TĐKT, còn hệ thống hợp đồng kinh tế đưa ra một hợp đồng giữa chính phủ và TĐKT, trong đó làm rõ các mục tiêu đặt ra cho các TĐKT dựa trên nền tảng cụ thể hóa các mục tiêu đó để gắn với trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích cần tôn trọng của từng bên. Các hợp đồng định ra dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Hệ thống này đã được thử nghiệm có kết quả ở Băng La Đét, Trung Quốc, Bolivia, Pháp và một số nước. Hệ thống này

Ông Doãn Công Khánh nhấn mạnh, hai giải pháp nêu trên sẽ chám dứt việc kiểm soát tuỳ tiện của chính phủ. Mặt khác, việc kiểm soát thuộc về chức năng quản lý hành chính của nhà nước trong điều kiện này được các TĐKT chấp nhận kiểm soát một cách tự nguyện và thực hiện các mục tiêu kiểm soát cũng là tự nguyện. Đây là bước mới hẳn để vừa đảm bảo tăng cường được quyền tự chủ của TĐKT, vừa tăng cường được sự kiểm soát của nhà nước đối với kết quả hoạt động của TĐKT.

Thành Công

bai 2 hai giai phap nang cao hieu qua tap doan kinh te nha nuoc

Bài 3: Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát tài chính như thế nào?

Mô hình Tập đoàn Kinh tế (TĐKT) có sự tham gia của Nhà nước với tỷ lệ vốn chiếm phần lớn đang gặp nhiều thách thức, do đó cần phải có sự quản lý tài chính của Nhà nước một cách chặt chẽ. Bởi vậy cần nhanh chóng hoàn thiện, đưa vào thực tiễn cơ chế giám sát tài chính các TĐKT có vốn Nhà nước.

bai 2 hai giai phap nang cao hieu qua tap doan kinh te nha nuoc

Phó Thủ tướng: Có thể thoái vốn dưới mệnh giá, tránh bán non”, thiệt hại lợi ích của Nhà nước

Ngày 18/1 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã chủ trì cuộc họp đánh giá hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

bai 2 hai giai phap nang cao hieu qua tap doan kinh te nha nuoc

Bài 4: Cải cách thể chế kinh tế thị trường Việt Nam như thế nào?

Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Ngọc Linh: “Những hạn chế của thể chế kinh tế đang là rào cản cho tăng trưởng và phát triển, đòi hỏi có sự đổi mới mạnh mẽ từ tư duy, nhận thức cho đến quá trình thực thi”. Nhưng để cải thiện thể chế thì phải làm rõ một số “điểm nghẽn” từ lý luận đến thực tiễn của Nhà nước trong quản lý kinh tế.

bai 2 hai giai phap nang cao hieu qua tap doan kinh te nha nuoc

Hiệu quả chưa tương xứng với nguồn lực

Nhận xét về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), nhiều ý kiến cho rằng, với nguồn lực vốn, tài sản, con người hiện có, DNNN phát triển chưa xứng tầm. Nguyên nhân do đâu? Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Đức Trung - Trưởng ban Cải cách và Phát triển DN, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - để làm rõ một số vấn đề xung quanh thực trạng đó.

bai 2 hai giai phap nang cao hieu qua tap doan kinh te nha nuoc

Giải pháp thúc đẩy quản trị sự thay đổi và tái cấu trúc DNNN trong bối cảnh toàn cầu hóa

Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Văn Khách, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia tại diễn đàn “Quản trị sự thay đổi và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong bối cảnh toàn cầu hóa” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức ngày 30/11, tại Hà Nội.