Xu hướng phát triển Tập đoàn Kinh tế Nhà nước:

Bài 2: Chưa có định hướng phát triển?

11:10 | 19/02/2019

291 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hơn 30 năm qua, Đảng và Chính phủ đã xây dựng hàng loạt nghị quyết, nghị định, Luật Doanh nghiệp… nhằm xây dựng một thể chế hoàn chỉnh quản lý các doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn Kinh tế Nhà nước (TĐKTNN). Đến nay có 10 TĐKTNN đang hoạt động nhưng chỉ có hơn nửa là hiệu quả, có lãi theo đúng nghĩa của một tổ chức kinh tế.
bai 2 chua co dinh huong phat trienPVN nhập cuộc "Dòng chảy 4.0"
bai 2 chua co dinh huong phat trienDiện mạo mới, sinh khí mới
bai 2 chua co dinh huong phat trienNgành Dầu khí đóng góp tích cực cho quản lý kinh tế vĩ mô
bai 2 chua co dinh huong phat trien“Dầu khí là ngành kinh tế rất quan trọng của đất nước”
bai 2 chua co dinh huong phat trienMong Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét, sớm giải quyết khó khăn, vướng mắc cho PVN
bai 2 chua co dinh huong phat trienĐảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhận, tôn vinh những đóng góp của PVN

Từ Quyết định số 91/TTg năm 1994 đến Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về “Tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước”, thể chế quản lý doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến dài và ngày càng được hoàn thiện. Trong đó đã quy định cụ thể hơn về thành lập, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động; tổ chức, hoạt động, quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế; quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế.

bai 2 chua co dinh huong phat trien
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một trong những Tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động hiệu quả.

Trong đó, nổi bật lên một số đặc điểm dễ nhận thấy từ các TĐKTNN như được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công ty nhà nước theo quyết định của Chính phủ; hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; phạm vi hoạt động của TĐKTNN được mở rộng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài.

Tiếp đến, hoạt động của các tập đoàn với hạt nhân là công ty mẹ và xoay quanh nó là các công ty thành viên. Nhưng trong khi các công ty thành viên có tư cách pháp nhân thì công ty mẹ lại không có tư cách pháp nhân, nên việc quy định một khung khổ pháp lý tổ chức của một nhóm công ty trong bối cảnh doanh nghiệp được quyền tự quyết về các mối liên hệ có thể trở thành khiên cưỡng, thậm chí có thể kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Hiện nay, TĐKTNN được coi là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ bởi các TĐKTNN ở Việt Nam hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế theo mục tiêu, chiến lược phát triển của từng tập đoàn mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác khó có thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý.

Quan hệ nội tại của TĐKTNN được thiết kế theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 3 cấp. Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Công ty con của doanh nghiệp cấp I là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh, công ty con ở nước ngoài; Công ty con của doanh nghiệp cấp II là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp II giữ quyền chi phối.

Hoạt động quản lý, giám sát đối với TĐKTNN được thực hiện theo các phương thức: thông qua chế độ báo cáo của hội đồng quản trị công ty mẹ; thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên; thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ; thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan theo quy định của pháp luật.

Cuối cùng là các TĐKTNN có quan hệ chặt chẽ với các bộ, ngành và Chính phủ: Nhà nước là chủ sở hữu của các TĐKTNN ở Việt Nam. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại các TĐKTNN; Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ, quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ theo đề nghị của bộ quản lý ngành và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan...

Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Lan - Chuyên viên Ban Chiến lược - Đầu tư Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tuy tồn tại khá lâu nhưng quy chuẩn pháp lý hiện nay đối với TĐKT còn chưa đủ và chưa rõ ràng. Chưa có một văn bản pháp luật nào chuẩn mực để có thể điều chỉnh TĐKTNN, càng không có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể TĐKT hoạt động ra sao, quy mô thế nào?

bai 2 chua co dinh huong phat trien
Thách thức đặt ra và định hướng cho ngành Dầu khí

Mà chỉ có một số điều khoản chung chung khi đề cập đến mô hình kinh tế này (Điều 149 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định “Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của TĐKT”; Nghị định 139/NĐ-CP của Chínhphủ về TĐKT quy định: “TĐKT không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp”).

Tuy vậy, những quy định này vẫn chưa đảm bảo đủ cơ sở pháp lý cho quá trình hình thành và hoạt động của các TĐKTNN. Nghị định số 141/2007/ NĐ-CP của Chính phủ đã bổ sung thêm một số vấn đề về các TĐKT, theo đó, TĐKT được hiểu là nhóm công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn…

Nghị định số 102/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2010 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, thay thế cho Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007, cũng vẫn quy định rất chung chung về TĐKT như điều 38 của Nghị định này quy định: “TĐKT không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp”.

Phát biểu tại Hội thảo “Hoàn thiện thể chế phát triển TĐKTNN”, bà Nguyễn Thị Cẩm Lan nhấn mạnh: Việc thừa nhận các TĐKT vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chủ trương, hệ thống quy định chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các tập đoàn, từ đó cũng chưa thể có những nghiên cứu sâu, cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của mô hình mới này. Chính vì thế, mô hình kinh tế này vẫn đang phải hoạt động mà chưa có những định hướng mang tầm vĩ mô. Một điều nữa cần lưu ý là, do pháp luật về TĐKT chưa hoàn thiện nên dẫn tới cơ chế quản lý của TĐKT hiện nay còn chồng chéo, chưa rõ ràng, còn hiện tượng “chen chân” nhau giữa quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản.

Xuất phát từ những phân tích nêu trên nên có một số ý kiến cho rằng việc thành lập các TĐKT bằng các quyết định hành chính ở nước ta trong thời gian qua là không phù hợp với thông lệ ở các nước trên thế giới. Thậm chí có người ví việc thành lập các TĐKT trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nước là thay “bình mới” trong khi vẫn là “rượu cũ”.

Đến nay, đang có 10 TĐKTNN hoạt động, bao gồm: 1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT); 2. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (Vinacomin); 3. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (Petrovietnam); 4. Tập đoàn Điện lực VN (EVN); 5. Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex); 7. Tập đoàn Công nghiệp cao su VN (VRG); 8. Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt); 9. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel); 10. Tập đoàn Hóa chất VN (Vinachem).

Tùng Dương

bai 2 chua co dinh huong phat trien Bài 3: Xã hội hóa quản lý nhà nước và công khai tuyển dụng lãnh đạo
bai 2 chua co dinh huong phat trien Bài 2: Hai giải pháp nâng cao hiệu quả Tập đoàn Kinh tế Nhà nước
bai 2 chua co dinh huong phat trien Bài 1: Quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước ngày càng “chặt”
bai 2 chua co dinh huong phat trien Để tập đoàn kinh tế Nhà nước thực sự là “quả đấm thép”…
bai 2 chua co dinh huong phat trien Hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước