15 điều bạn chưa biết về Dầu lửa

21:48 | 19/11/2011

575 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hãy đọc, khi nguồn năng lượng lớn nhất của thế giới vẫn đang còn ở ngoài kia.

1. Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh, đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ trái đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng.

2. Có đến 3 thuyết giải thích về dầu mỏ.

Thuyết sinh vật học:

Đa số các nhà địa chất coi dầu lửa giống như than và khí tự nhiên là sản phẩm của sự nén và nóng lên của các vật liệu hữu cơ trong các thời kỳ địa chất. Theo lý thuyết này, nó được tạo thành từ các vật liệu còn sót lại sau quá trình phân rã xác các động vật và tảo biển nhỏ thời tiền sử (các cây cối trên mặt đất thường có khuynh hướng hình thành than). Qua hàng thiên niên kỷ vật chất hữu cơ này trộn với bùn và bị chôn sâu dưới các lớp trầm tích dày. Kết quả làm tăng nhiệt và áp suất khiến cho những thành phần này bị biến hóa, đầu tiên thành một loại vật liệu kiểu sáp được gọi là kerogen và sau đó thành một hydrocarbons khí và lỏng trong một quá trình được gọi là catagenesis. Bởi vì hydrocarbons có mật độ nhỏ hơn đá xung quanh, chúng xâm nhập lên phía trên thông qua các lớp đá ngay sát đó cho tới khi chúng bị rơi vào bẫy bên dưới những tảng đá không thể ngấm qua, bên trong những lỗ xốp đá gọi là bể chứa. Sự tập trung hydrocarbons bên trong một bẫy hình thành nên một giếng dầu, từ đó dầu lỏng có thể được khai thác bằng cách khoan và bơm.

Hiện có khoảng 260.000km đường ống dẫn dầu trên đất Mỹ – tương đương với một nửa quãng đường để đến mặt trăng.

Thuyết vô cơ:

Cuối thế kỷ XIX nhà hóa học người Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev đã đưa ra lý thuyết vô cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ. Theo lý thuyết này dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hóa học giữa cacbua kim loại với nước tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng trái đất tạo thành các hydrocacbon và sau đó bị đẩy lên trên. Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỉ năm đã chuyển chúng thành các hỗn hợp hydrocacbon khác nhau. Lý thuyết này là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, tạo thành trường phái Nga – Ukraina trong việc giải thích nguồn gốc dầu mỏ.

Thuyết hạt nhân:

Lý thuyết thứ ba, được giải thích trong Nguyệt san khoa học Scientific American vào năm 2003, cho rằng các hợp chất hydrocacbon được tạo ra bởi những phản ứng hạt nhân trong lòng trái đất.

3. Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế loài người đã tìm thấy dầu hằng ngàn năm trước Công nguyên. Thời đó dầu thường được sử dụng trong chiến tranh. Còn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi dân cư bản địa khai thác dầu mỏ để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ IV. Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối.

4. Vào thế kỷ thứ VIII, Trung Đông đã làm quen với văn minh dầu hỏa. Các thùng dầu đã được bày bán trên các con phố của Baghdad.

5. Ở Mỹ, khi lần đầu tiếp xúc với dầu hỏa, người ta không nghĩ nó là chất đốt. thay vào đó, họ làm như các nhà công nghiệp nhạy bén hồi đó vẫn làm: Đóng chai, dán nhãn và bán như thể đó là một thứ… thuốc bổ. Có khoảng vài trăm ngàn chai dầu đã được dùng sai mục đích như vậy.

6. Khi biết giá trị của dầu hỏa, người Mỹ đã xây những đường ống dẫn dầu khắp nước Mỹ. Hiện có khoảng 260.000km đường ống dẫn dầu trên đất Mỹ – tương đương với một nửa quãng đường để đến mặt trăng.

7. Mãi đến thế kỷ XIX, người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo hình thức công nghiệp. Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời gian từ năm 1857 đến 1859. Lần khoan dầu đầu tiên có lẽ diễn ra ở Wietze, Đức, nhưng cuộc khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào ngày 27-8-1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. Drake khoan dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ George H. Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2m.

8. Ở những vùng giàu dầu như Bacu (Azecbaijan) hay bắc Iran, dân dịa phương chỉ cần lấy tay đào một lỗ nhỏ xuống đất, nặn thành một viên than là có thể bắc bếp đun nấu.

9. Cuộc đi tìm những mỏ dầu lớn luôn kèm theo các chi phí lớn. Các công ty dầu lửa thường phải chi khoảng hơn $150 tỉ mỗi năm để tìm kiếm những giếng dầu mới.

10. Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng (barrel) (theo BP) đến 1.260 tỉ thùng (theo ExxonMobil). người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa.

11. Trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở Arập Xêút (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉ thùng) và ở Iraq (115,0 tỉ thùng), kế đến là ở Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, Kuwait và Venezuela.

12. Trong thành phần dầu hỏa có thể có từ 150 đến 1.000 hóa chất khác nhau, tùy theo mức độ pha trộn.

13. Nên mua xăng dầu vào buổi tối. Buổi tối dầu đặc hơn khi nhiệt độ xuống thấp, nên cùng với một số tiền, bạn có thể mua được nhiều hơn chút đỉnh.

14. Khi chạy xe với tốc độ cao, nên đóng kín cửa kính. Cửa mở gió sẽ làm hiệu quả tiêu thụ xăng của xe giảm đi 10%.

15. Một chiếc xe chở xăng thường chứa trung bình 4.000 gallons. Nếu không may gặp nạn, sức công phá của nó có thể sẽ tương đương với 200 tấn thuốc nổ TNT.

P.V

theo bản tin của PV Power