Xét xử điều tra viên dùng nhục hình: Hồ sơ bị cạo sửa, nhầm lẫn thời gian?

16:07 | 06/10/2015

2,703 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Phần tranh tụng trong phiên tòa xét xử các điều tra viên dùng nhục hình, bức cung các nạn nhân gây oan sai đã nảy sinh những vấn đề đáng quan tâm. 
xet xu dieu tra vien dung nhuc hinh ho so duoc cao sua nham lan thoi gianMức án nào dành cho điều tra viên dùng nhục hình?
xet xu dieu tra vien dung nhuc hinh ho so duoc cao sua nham lan thoi gianCông an Sóc Trăng cung cấp hồ sơ 'gian'?
xet xu dieu tra vien dung nhuc hinh ho so duoc cao sua nham lan thoi gianXét xử điều tra viên dùng nhục hình: Bị cáo và nhân chứng có mâu thuẫn?
xet xu dieu tra vien dung nhuc hinh ho so duoc cao sua nham lan thoi gian
Các bị cáo trong phiên tòa ngày 6/10.

“Nóng” phần tranh tụng

Ngày 6/10, phiên tòa xét xử vụ án bức cung, nhục hình 7 người dân bị oan sai tại thị trấn Trần Đề (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) bước sang ngày làm việc thứ 4. VKSND tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra các luận cứ từ những lời khai, tường trình của nhân chứng để buộc tội bị cáo.

Đại diện VKS tỉnh Sóc Trăng giữ quyền công tố lập luận, vấn đề khởi tố tại phiên tòa là thẩm quyền của HĐXX. Các cán bộ ký quyết định bắt giữ người trong vụ án oan sai là cấp thiết, do nôn nóng trong quá trình phá án và các cán bộ liên quan này cũng đã bị xử lý kỷ luật.

Các cá nhân bị bắt giữ oan sai đã được VKSND tỉnh Sóc Trăng bồi thường. Đại diện VKSND tỉnh Sóc Trăng khẳng định, đối với vấn đề nhân chứng mà luật sư bào chữa cho bị cáo đã cho rằng khai gian dối nhưng lời khai của những người này phù hợp với các nhân chứng khác nên không có chứng cứ để cáo buộc các cá nhân trên.

Ngoài những vấn đề HĐXX đặt ra, Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa đưa ra quan điểm của luật sư đã không tính đến phần nhón chân lên của nạn nhân bị trói tay ở song cửa sổ nên chân không thể cách mặt đất từ 7 – 15cm.

Luật sư Trần Thị Ánh (Đoàn Luật sư TP HCM) đã đặt ra các câu hỏi, mở đầu vụ án đã sai phạm thì suốt quá trình xét xử có sai phạm hay không? Chủ thể nội dung dùng nhục hình có nêu rõ trong Bộ luật Hình sự nhưng khi truy cứu trách nhiệm đã hình sự cá thể bị cáo Hưng? Sáng 2/10, nhân chứng Phát và anh Thông khẳng định một lần nữa về lời khai với Cục Điều tra VKS Tối cao là đúng sự thật.

Luật sư Ánh đã nghi ngờ biên bản tự thú của chị Diễm. Hồ sơ của cơ quan điều tra, chị Diễm tự thú ngày 14/7/2013, nhưng biên bản được làm từ ngày 13/7/2013, còn có sự cạo sửa về ngày tháng và có đóng dấu. Anh Phát cũng có 4 biên bản làm việc nhưng khai trước HĐXX là không nhớ khai như thế nào.

“Điều này cho thấy anh Phát đang hợp thức hóa cho biên bản làm việc của anh Thông cũng như biên bản bắt người lúc 18h30 ngày 14/7 tại khóm 5, phường 3, TP Sóc Trăng”, luật sư Ánh nói.

Luật sư vẫn tái lập đi lập lại mấu chốt vấn đề khiến bị cáo Hưng bị đưa ra xét xử oan sai do đã tố cáo sự việc tham nhũng, tiêu cực có liên quan đến PC45. Sau đó, tố cáo của Hưng được kết luận không đúng sự thật rồi sự việc được dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và hậu quả bị cáo Hưng phải có như ngày hôm nay.

Luật sư Nguyễn Văn Quynh, bào chữa cho bị cáo Hưng bảo lưu quan điểm cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm tố tụng là xâm phạm trực tiếp đến quyền của bị can và bị cáo. Nhiều vấn đề luật sư đặt ra nhưng không được vị đại diện VKS tỉnh Sóc Trăng nhắc đến thì nghiễm nhiên phải thừa nhận quan đểm của luật sư là đúng đắn.

Có lỗi sơ suất do… đánh máy

Đại diện VKS đã thừa nhận về mặt tố tụng là lỗi sơ suất đánh máy và không thể cho đối chất với nạn nhân bị nhục hình Trần Văn Đở và bị cáo Triệu Tấn Hưng. Luật sư Quynh phân tích, về vấn đề này, chính đại diện VKS đã không thể trả lời được vai trò của Trần Văn Đở như thế nào trong vụ án.

“HĐXX đã có xác nhận từ chối tham gia phiên tòa của nạn nhân Đở nhưng đại diện VKS cũng không xác định được nguyên nhân. Sự có mặt của Đở còn là trách nhiệm của bị cáo trong việc định khung, định lượng. Tôi nghi ngờ Đở đã tố cáo không trung thực để hãm hại bị cáo”, luật sư Quynh nói.

xet xu dieu tra vien dung nhuc hinh ho so duoc cao sua nham lan thoi gian
Luật sư Nguyễn Văn Quynh bào chữa cho bị cáo Triệu Tuấn Hưng.

Trong suốt quá trình xảy ra vụ án cho đến khi phiên tòa diễn ra, bị cáo Hưng luôn yêu cầu được đối chất với nạn nhân Đở từ trong trại giam cho đến lúc hầu tòa nhưng cũng không được thực hiện. Người tố cáo cố tình trốn tránh và HĐXX cũng không xác định được diễn biến của vụ án có hay không. 

“Việc xét xử bị cáo Hưng chỉ nghe qua lời khai và có sự uẩn khúc đã khiến bị cáo Hưng không dám xuất hiện và có cả trách nhiệm chỉ huy của anh Phú”, luật sư Quynh nói trong phần đối đáp với đại diện VKS tỉnh Sóc Trăng.

Về vấn đề khám sức khỏe đối với anh Phách, luật sư Quynh công bố lời khai của anh Điệp đã nhìn thấy một số dấu vết trên người của nạn nhân bị nhục hình vào ngày 14/7/2013 tại nhà tạm giam Công an huyện Châu Thành. Tuy nhiên, giấy khám sức khỏe của trại giam Châu Thành lại không thể hiện điều này và xác nhận, sức khỏe của Sô Phách hoàn toàn bình thường, vận động bình thường. Luật sư Quynh không đồng tình với đại diện VKS khi xác định bị cáo Hưng đã dùng nhục hình với Thạch Sô Phách.

Luật sư Quynh đưa ra sổ trực ban của PC45 Công an tỉnh Sóc Trăng và phân tích: “Tôi cho rằng, 2 nhân chứng đã khai man và chỉ có mặt tại PC45 Công an tỉnh Sóc Trăng vào sáng 14/7 chứ không có mặt vào ngày 13/7. Trong hồ sơ vụ án thể hiện và tại sổ trực không có mặt các nhân chứng nhìn thấy Thạch Sô Phách và Khâu Sóc”.

Anh Hiếu và anh Tuấn là những nhân chứng khai thấy bị cáo Hưng dùng nhục hình nhưng cũng không có trong sổ trực ban và lịch trực tuần của cơ quan. “Đối với cơ quan Công an, không phải hoạt động "chơi chơi" nên việc đến cơ quan phải có báo cáo và không phải tự tiện ra vào”, luật sư Quynh nhấn mạnh.

Luật sư nêu vấn đề về anh Lượng và Hiếu mở còng cho Đở thì 2 nhân chứng này phải được làm rõ: “Vì sao có chìa khóa còng và 2 nhân chứng này không có tên trong sổ trực, không có nhiệm vụ hay được phân công nhưng lại có mặt ở PC45. Quá trình xuất hiện ở PC45 không được thể hiện trong sổ theo dõi của cơ quan”.

Thời gian tiến hành thu thập dấu vết vụ án hơn 1 năm nên Cục điều tra VKS Tối cao không xác định được dấu vết tại hiện trường. Cục điều tra VKS Tối cao cũng không lập biên bản hiện trường mà chỉ dựa vào xác định hiện trường để truy tố các bị can. 

Hưng Long

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc