Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas:

Phấn đấu vì một tinh thần năng lượng xanh

07:00 | 26/03/2017

931 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam (DMVN) còn gặp khá nhiều vấn đề về khả năng giảm phát thải và sự lúng túng khi đối diện với cơ quan chức năng kiểm soát môi trường. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD), mà còn gây ra những lãng phí năng lượng, sự tác động không mong muốn tới an toàn môi trường. Tuy nhiên, một hợp tác mới đây giữa Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) và Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam (V-Leep) có khả năng đem lại giải pháp tối ưu cho những vấn đề nêu trên. Phóng viên Báo Năng lượng Mới có cuộc trò chuyện với ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas xung quanh nội dung này.

Để môi trường kinh doanh xanh hơn

PV: Thưa ông, khả năng hợp tác giữa Vitas và V-Leep có ý nghĩa như thế nào đối với ngành DMVN trong vấn đề giảm phát thải và an toàn cho môi trường trong SXKD?

phan dau vi mot tinh than nang luong xanh
Ông Vũ Đức Giang

Ông Vũ Đức Giang: Vừa qua, Vitas và V-Leep đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác hai bên trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) trong ngành DMVN về kiểm soát năng lượng và phát thải thấp. Chúng tôi rất cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ và nhất là Tham tán Kinh tế của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã có chiến dịch cụ thể giúp Việt Nam giảm phát thải trong sản xuất và giữ môi trường xanh.

Chương trình hợp tác mới với sự hỗ trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ, giải tỏa nỗi băn khoăn, trăn trở từ lâu của Vitas trong vấn đề giảm phát thải và tiết kiệm năng lượng. Đây là một dự án vô cùng hữu ích cho ngành DMVN, ngành đóng góp tới 10% GDP cho cả nước. Ngoài ra, chương trình này rất cần thiết cho ngành DMVN trong chiến lược phát triển bền vững. Hiện nay, tỷ lệ xuất khẩu vào Hoa Kỳ của DMVN đã chiếm tới 50% tổng lượng xuất khẩu. Do đó, bên cạnh việc giúp cho ngành năng lượng Việt Nam phát triển và bảo vệ môi trường, thì chương trình này còn đảm bảo cho người tiêu dùng, trong đó có người tiêu dùng Hoa Kỳ được sử dụng sản phẩm an toàn.

PV: Để chương trình này có thể thực hiện được hiệu quả nhất, theo ông, các bên cần quan tâm những khía cạnh nào?

Ông Vũ Đức Giang: Chương trình về giảm phát thải và tiêu thụ năng lượng thấp là một dự án thiết thực, tạo cơ hội cho các đơn vị như Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội và Viện Dệt May có những thay đổi và bổ sung trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu đề ra chương trình hành động cho chiến lược phát triển dệt may. Từ đó các DN dệt may sẽ đầu tư hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành và môi trường kinh doanh xanh hơn. Qua chương trình hợp tác, các chuyên gia của hai bên sẽ chia sẻ ý tưởng sáng tạo trong thực hiện, tập trung nguồn lực để chương trình đạt hiệu quả thiết thực.

Kiểm soát năng lượng và phát thải thấp

PV: Như vậy, việc đầu tư chuyên nghiệp và bài bản, hiện đại cho vấn đề sử dụng năng lượng sạch, giảm phát thải sẽ giải quyết tận gốc vấn đề của các DN dệt may?

Ông Vũ Đức Giang: Chương trình sẽ giúp các DN có cái nhìn mới về sử dụng năng lượng. Các DN sẽ được tư vấn cụ thể để xây dựng hệ thống thiết bị sao cho việc phát thải đúng tiêu chuẩn, cũng như tiết kiệm năng lượng. Hiện nay, chi phí năng lượng trong các DN dệt may chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm. Vì thế, làm thế nào để giảm tỷ lệ này là rất quan trọng. Đặc biệt đối với các dự án mới đầu tư, thì việc tư vấn thiết kế năng lượng sẽ giúp cho DN hiểu rõ, nếu đầu tư loại thiết bị này, công nghệ này thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng, phát thải ở tiêu chuẩn nào, tránh sự việc các DN hiện nay còn rất loay hoay trong triển khai đầu tư thiết bị và công nghệ. Ví dụ, một trong những vướng mắc lâu nay của các DN dệt may là xử lý nước thải. Tiêu chuẩn xử lý nước thải ở Việt Nam là khá cao, nhưng chưa có ai tư vấn cho các DN phải đầu tư công nghệ như thế nào để đảm bảo chi phí thấp nhất cho 1m3 nước đạt chuẩn an toàn khi trả lại môi trường, làm sao để đầu tư thiết bị đạt chuẩn mà DN vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh có lãi.

PV: Ông có thể nói rõ hơn về sự cần thiết của nhân sự quản lý năng lượng trong DN? Mỗi DN cần có số lượng nhân sự bao nhiêu để việc quản lý có hiệu quả?

Ông Vũ Đức Giang: Hiện nay, về năng lượng tái tạo đang ngày càng trở nên quan trọng, mỗi nhà máy dệt may cần có một nhân sự quản lý về năng lượng. Theo luật thì mỗi DN tiêu thụ 1.000 tấn dầu/năm buộc phải có một người quản lý về năng lượng. Nhóm tư vấn của V-Leep sẽ nghiên cứu tình hình sử dụng năng lượng của ngành DMVN, lượng năng lượng tiêu thụ, đơn vị sản phẩm, việc sử dụng chất thải trong quá trình sản xuất. Ví dụ những đầu mẩu vải khó tiêu hủy theo biện pháp thông thường nhưng lại có giá trị nhiệt năng lớn nếu đem đốt để thu nhiệt năng và xử lý được phát thải. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc sử dụng nhiên liệu. Đưa ra kế hoạch hành động về nghiên cứu nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực quản lý năng lượng, nhu cầu vật tư… để giảm phát thải bảo vệ môi trường.

phan dau vi mot tinh than nang luong xanh
Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Vitas và V-Leep

PV: Thưa ông, việc kiểm toán năng lượng trong các nhà máy đang hoạt động sẽ đem lại hiệu quả như thế nào?

Ông Vũ Đức Giang: Với xu hướng sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên bền vững, việc kiểm toán năng lượng cần được quan tâm đúng mực để mang lại lợi ích cho DN. Việt Nam đang đi trên con đường hội nhập sâu vào các khối kinh tế tiên tiến, với nhiều cam kết về bảo vệ môi trường thì việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ được đưa vào tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm, đánh giá nhà cung cấp trong nay mai. DN nên luôn luôn nghĩ đến giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để tiết kiệm chi phí trong từng hành động và trong mọi thời điểm. Để đồng hành cùng DN và vì một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và bền vững, cơ quan Nhà nước cũng cần hỗ trợ DN kiểm toán năng lượng chứ không đơn thuần là kiểm tra và giám sát hành chính hoạt động này. Khi kiểm toán năng lượng trở thành ý thức thì chính DN đã tự tăng khả năng cạnh tranh của mình.

Vượt qua áp lực

PV: Các DN Việt Nam chịu áp lực ra sao khi vừa phải phát triển kinh doanh, vừa phải đảm bảo an toàn môi trường?

Ông Vũ Đức Giang: Có thể thấy rằng, Việt Nam hiện nay đã gần như cạn kiệt nguồn nhiên liệu tự nhiên, đặc điểm “rừng vàng biển bạc” đã không còn đúng với thời điểm hiện nay nữa. Chính vì thế mà chúng ta rất cần nguồn năng lượng tái tạo. Việc kiểm toán năng lượng không chỉ để phát hiện ra những lãng phí năng lượng mà còn đưa ra phương án thay đổi phù hợp. Việt Nam hiện nay đứng trước hai áp lực lớn, vừa phát triển kinh tế vừa phải bảo vệ được môi trường. Riêng ngành DMVN thu dụng tới khoảng 3 triệu lao động, tạo ra 30 tỉ USD xuất khẩu mỗi năm, trong đó có 15 tỉ USD thặng dư là sức lao động. Tuy nhiên, do những biến động thị trường và địa chính trị năm 2016, thì thặng dư nói trên càng mỏng đi. Do đó, trong năm 2017, năng suất lao động và tiết kiệm năng lượng phải là hai điểm mấu chốt để ngành DMVN có thể duy trì được mức thặng dư kể trên.

Thực tế, có thể tìm thấy tiền ngay trong DN khi có giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Ví dụ qua khảo sát một DN may có tới chục ngàn công nhân, chỉ cần thay đổi hệ thống thiết bị tiết kiệm năng lượng là mỗi tháng DN đó đã tiết kiệm được tới nửa tỉ đồng. DN có thể áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng cho văn phòng, nhà xưởng của mình để tiết kiệm chi phí tiêu thụ năng lượng trong tương lai ngay từ việc thiết kế, cải tạo. Một văn phòng, nhà xưởng được thiết kế hay sắp xếp thiết bị, đồ đạc một cách hợp lý sẽ giúp cho không gian làm việc tiện lợi, sạch sẽ, thoáng mát. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên hay gió trời không những giúp DN tiết kiệm được tiền điện dùng điều hòa, quạt điện, bóng đèn mà còn rất tốt cho sức khỏe của người lao động. Lắp đặt các thiết bị công nghệ mới để tiết kiệm điện năng cũng là một giải pháp tốt. Chi phí đầu tư ban đầu cho những thiết bị này chắc chắn sẽ cao nhưng chúng ta biết rằng, điện năng được tiêu thụ là hằng ngày, hằng giờ và trong suốt vòng đời của DN.

PV: Có thể thấy Vitas kỳ vọng rất nhiều vào chương trình hợp tác này, thể hiện ở nhiều mong muốn khác nhau trước những thách thức liên quan đến vấn đề năng lượng của các DN trong hiệp hội. Nhưng trong thời gian trước mắt, điểm trọng tâm thực hiện của chương trình là gì, thưa ông?

Ông Vũ Đức Giang: Chúng tôi có hai hoạt động cần triển khai tích cực, đó là đào tạo nâng cao kiến thức và nhận thức, lấp lỗ hổng trong lực lượng quản lý năng lượng; đầu tư mô hình chuẩn về tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải nhanh chóng có hiệu quả và thu hồi vốn, để từ đó các DN sẽ làm theo. Việc đánh giá được bao lâu sẽ hoàn vốn khi DN đầu tư giải pháp giảm phát thải và tiết kiệm năng lượng rất quan trọng, bởi nó liên quan đến việc có thuyết phục được DN đầu tư vào giải pháp hay không. Thực tế ngành DMVN có tới 8.200 DNDM, trong đó 84% là DN vừa và nhỏ (có từ 500 công nhân tới 1.500 công nhân), việc đầu tư thay đổi thiết bị để tiết kiệm năng lượng cũng không hề dễ dàng. Họ phải cân nhắc từng đồng tiền đầu tư.

PV: Vậy chương trình này có hỗ trợ nào về nguồn tài chính đầu tư khi DNDM còn đang khó khăn về vốn?

Ông Vũ Đức Giang: Chương trình này kéo dài trong 5 năm, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư trong giải pháp năng lượng thấp cho các DNDM. Ngoài ra, chương trình còn giúp cho các DN tìm nguồn vốn tài chính đầu tư cho các giải pháp mới đó. Chương trình đảm bảo cho DN sẽ có công cụ tài chính để đầu tư, có như vậy sự hợp tác mới đi vào thực tế và mang lại hiệu quả thiết thực, toàn bộ ngành DMVN sẽ mang tinh thần năng lượng xanh. Hiệp hội cũng sẽ thành lập ngay Ban Môi trường và Ban Chính sách người lao động để tiến hành phối hợp hành động cùng V-Leep được nhịp nhàng.

PV: Xin cảm ơn ông!

Giám đốc điều hành chương trình V-Leep David M. Spira:

“Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam (V-Leep) có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát phát thải thấp trong sản xuất ở Việt Nam. Với tổng kinh phí 20 triệu USD, chương trình sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển môi trường kinh doanh bền vững. Chương trình nhằm vào các đối tượng kinh tế tư nhân, khu vực đang hoạt động năng động và nắm bắt cơ hội nhanh. Thông qua chương trình này, hai bên có nhiều cơ hội hợp tác với nhau để phát triển thành công các chương trình năng lượng sạch cũng như công tác đào tạo về kiểm soát năng lượng hiệu quả”.

Thanh Bắc

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC HCM 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,450 ▲200K 74,400 ▲200K
Nguyên liệu 999 - HN 73,350 ▲200K 74,300 ▲200K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Miền Tây - SJC 82.400 ▲400K 84.600 ▲300K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.200 ▲200K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.200 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.150 ▲250K 73.950 ▲250K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.210 ▲180K 55.610 ▲180K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.010 ▲140K 43.410 ▲140K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.510 ▲100K 30.910 ▲100K
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,315 ▲10K 7,520 ▲10K
Trang sức 99.9 7,305 ▲10K 7,510 ▲10K
NL 99.99 7,310 ▲10K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,290 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,380 ▲10K 7,550 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,380 ▲10K 7,550 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,380 ▲10K 7,550 ▲10K
Miếng SJC Thái Bình 8,260 ▲30K 8,460 ▲30K
Miếng SJC Nghệ An 8,260 ▲30K 8,460 ▲30K
Miếng SJC Hà Nội 8,260 ▲30K 8,460 ▲30K
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,600 ▲600K 84,800 ▲500K
SJC 5c 82,600 ▲600K 84,820 ▲500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,600 ▲600K 84,830 ▲500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,250 ▲150K 74,950 ▲150K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,250 ▲150K 75,050 ▲150K
Nữ Trang 99.99% 73,050 ▲150K 74,150 ▲150K
Nữ Trang 99% 71,416 ▲149K 73,416 ▲149K
Nữ Trang 68% 48,077 ▲102K 50,577 ▲102K
Nữ Trang 41.7% 28,574 ▲63K 31,074 ▲63K
Cập nhật: 26/04/2024 09:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,301 16,401 16,851
CAD 18,317 18,417 18,967
CHF 27,321 27,426 28,226
CNY - 3,459 3,569
DKK - 3,597 3,727
EUR #26,730 26,765 28,025
GBP 31,309 31,359 32,319
HKD 3,163 3,178 3,313
JPY 159.59 159.59 167.54
KRW 16.64 17.44 20.24
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,274 2,354
NZD 14,871 14,921 15,438
SEK - 2,280 2,390
SGD 18,198 18,298 19,028
THB 632.14 676.48 700.14
USD #25,140 25,140 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,155.00 25,475.00
EUR 26,606.00 26,713.00 27,894.00
GBP 30,936.00 31,123.00 32,079.00
HKD 3,170.00 3,183.00 3,285.00
CHF 27,180.00 27,289.00 28,124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16,185.00 16,250.30 16,742.00
SGD 18,268.00 18,341.00 18,877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18,163.00 18,236.00 18,767.00
NZD 14,805.00 15,299.00
KRW 17.62 19.25
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25145 25145 25458
AUD 16340 16390 16895
CAD 18357 18407 18858
CHF 27501 27551 28116
CNY 0 3465.4 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26927 26977 27688
GBP 31436 31486 32139
HKD 0 3140 0
JPY 160.83 161.33 165.84
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.033 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14911 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18436 18486 19047
THB 0 643.9 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 09:00