Giá xăng dầu cần có tính cạnh tranh!
Xăng dầu là một trong những mặt hàng tiêu thụ đặc biệt vì nó gắn liền với yếu tố đầu vào của sản xuất cũng như tác động lớn đến đời sống người dân. Nhưng cũng chính vì vậy, khi mục tiêu xây dựng thị trường xăng dầu có tính cạnh tranh được đặt ra, người dân đã đặt rất nhiều kỳ vọng giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh nhanh hơn, kịp thời hơn với diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, sự kỳ vọng của dư luận xã hội đã không được đáp lại. Giá xăng tăng liên tục khi giá xăng dầu thế giới tăng, thậm chí là tăng với biên độ cao hơn so với biên độ tăng của giá thế giới.
Và dù, trong mọi quyết định điều chỉnh giá xăng dầu, Bộ Tài chính luôn viện dẫn vào yếu tố giá cơ sở, mức trích quỹ bình ổn, chi phí vận chuyển, lãi,… cho mỗi lít xăng dầu cũng không thể khiến người dân yên lòng. Điều này là hoàn toàn có cơ sở khi mà có thời điểm, giá xăng dầu thế giới liên tục giảm, thậm chí là giảm mạnh nhưng giá xăng dầu trong nước vẫn bình chân như vại. Người dân bất bình như vậy cũng là đúng!
Ngoài ra, hiện đang có rất nhiều ý kiến xoay quanh khoản thuế gọi là thuế tiêu thu đặc biệt đang áp dụng đối với mặt hàng xăng. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trong một cuộc trả lời trên truyền hình đã khẳng định: xăng dầu là một loại nguyên liệu không tái tạo được có nguồn gốc từ hoá thạch, do đó phải hết sức tiết kiệm trong sản xuất cũng như trong tiêu dùng.
Trên thế giới người ta đều thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cả mặt hàng xăng và dầu. Việt Nam chúng ta mới chỉ thu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng, còn mặt hàng dầu hiện nay chúng ta chưa thu vì dầu chủ yếu dùng cho sản xuất và kinh doanh thì cũng không đủ sức thuyết phục người dân.
Bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.
Giá xăng dầu tăng hay giảm thì đều có tác động mạnh đến giá các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. Trong bối cảnh đó, dòng tiền dành cho tiêu dùng của người dẫn cũng vì thế mà bị bóp nghẹt. Chính phủ đang nỗ lực tìm đầu ra cho các sản phẩm ế ẩm, tồn kho của nền kinh tế,… để từ đó phần nào giải quyết vấn đề nợ xấu nhưng xem ra với cách làm “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” như vậy thì mục tiêu đó sẽ khó thực hiện.
Xăng dầu liên tục tăng giá khi chi phí cho một nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao và khi thu nhập không tăng thì lấy đâu ra tiền mà chi phí cho một tiêu dùng mới chứ đừng nói là mua sắm các sản phẩm tiêu dùng khác.
Có phần gay gắt hơn, tại kỳ hợp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, trong buổi làm việc sáng ngày 31/10, bà Lê Thị Nga – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp còn thẳng thắn chỉ ra rằng, việc tăng giảm giá xăng dầu cùng lúc dù Bộ Tài chính đã cho phép các doanh nghiệp tự xây dựng phương án giá là bất thường.
Theo đó, bà Nga cho rằng, mục tiêu lớn nhất khi trao quyền xây dựng phương án giá xăng dầu là tính cạnh tranh trên thị trường. Nhưng làm sao có thể có thị trường cạnh tranh khi mà Petrolimex vẫn đang chiếm tới 60% thị phần trên thị trường.
Từ đó để thấy rằng, hiện nay giá xăng dầu vẫn chưa được xây dựng trên tinh thần thị trường cạnh tranh.
Thanh Ngọc
-
Tin tức kinh tế ngày 15/4: Thanh long soán ngôi “vua” trái cây
-
Mỹ ép châu Âu mua dầu khí, nói dễ hơn làm?
-
Giá vàng hôm nay (15/4): Thị trường thế giới giảm mạnh
-
Giá dầu hôm nay (15/4): Dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/4: Liên minh Châu Âu xem xét mua thêm LNG của Mỹ