Doanh nghiệp xin hủy niêm yết: “Sóng đen” thị trường chứng khoán
Làn sóng bỏ sàn
Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, từ đầu năm đến nay, trong khi số doanh nghiệp (DN) niêm yết mới đếm trên đầu ngón tay thì DN xin hủy niêm yết đã lên tới gần 20 trường hợp.
Mới đây nhất, ngày 8/10, Sở GDCK TP HCM (HOSE) thông báo về quyết định của đại hội cổ đông bất thường ngày 5/10 của Công ty CP Gò Đàng, đã thông qua việc hủy niêm yết tự nguyện toàn bộ cổ phiếu trên HOSE. Lý do hủy niêm yết không được công ty công bố.
Trước đó, Công ty CP xây lắp và Đầu tư Sông Đà đã chính thức hủy niêm yết 2,8 triệu cổ phiếu tại Sở GDCK Hà Nội (HNX). Nguyên nhân hủy niêm yết tự nguyện được DN đưa ra khá chung chung là hủy để chuyển sang giao dịch trên thị trường UpCom.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng, công ty hủy niêm yết do giá cổ phiếu xuống mức quá thấp, quanh mức 4.000 đồng/cổ phiếu. Còn Công ty CP xây dựng công nghiệp Descon thậm chí công khai ý định hủy niêm yết trước khi làm mọi cách buộc phải hủy niêm yết.
Hàng loạt các DN khác, đặc biệt là các ngân hàng rậm rịch niêm yết trước đây như: Ngân hàng Nam Á, Đại Á, Đông Á... hiện thờ ơ với kế hoạch cũ. Hơn nữa, kể từ ngày 29/10, khi Thông tư 26/2012/TT-NHNN quy định niêm yết trên thị trường chứng khoán của tổ chức tín dụng cổ phần có hiệu lực, sẽ khiến không ít tổ chức tín dụng định niêm yết còn lâu mới lên được sàn.
Nhà đầu tư nhỏ lẻ chịu thiệt
Tuy nhiên, cũng có thực tế tồn tại: Một số DN kinh doanh hiệu quả vẫn rút khỏi sàn bởi họ không thấy được những lợi ích của việc niêm yết cổ phiếu như trước đây. Đơn cử như trường hợp của Công ty CP Hóa - Dược phẩm Mekophar. Quyết định hủy niêm yết của Mekophar khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ, vì DN này vẫn đang kinh doanh tăng trưởng, giá cổ phiếu ở mức trên 45.000 đồng và cũng không vi phạm các điều kiện buộc phải hủy bỏ niêm yết.
Hay như Công ty CP Vinafco - DN hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận. Dù kết quả kinh doanh vẫn đang ổn định và lợi nhuận đang theo chiều tăng trưởng, nhưng cổ đông đã ủy quyền cho HĐQT hủy niêm yết 34 triệu cổ phiếu trên HOSE. Kết quả 100% lá phiếu thống nhất hủy niêm yết tự nguyện.
Ông Lê Minh Vũ - Phó giám đốc Công ty Tài chính VietStar - cho rằng, thị trường chứng khoán còn ảm đạm đến giữa năm 2013. Tới đây, số lượng DN tự nguyện rời sàn có thể còn tăng lên. Nhiều nhất vẫn là DN có kết quả kinh doanh kém, giá cổ phiếu quá thấp từ 1.000-3.000 đồng/cổ phiếu...
Nhìn chung, tâm lý “chán” sàn xuất hiện trên thị trường chứng khoán bắt đầu khoảng từ 2 năm gần đây khi giao dịch rơi vào tình trạng ảm đạm, giá cổ phiếu xuống dốc không phanh. Chất lượng nguồn hàng mới thấp, nguồn hàng cũ kém, khiến một số DN tốt thực sự quan ngại khi lên sàn. Thậm chí “lên” rồi còn “xuống” như đã nói ở trên.
Cũng theo ông Lê Minh Vũ, việc rời sàn là quyết định của mỗi DN, nhưng thiệt hại nhiều nhất là nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Giá cổ phiếu sụt giảm, thanh khoản của cổ phiếu kém trước mỗi thông tin hủy niêm yết khiến nhà đầu tư lao đao.
Thị trường chứng khoán dự báo còn ảm đạm đến giữa năm 2013. Tới đây, số lượng DN tự nguyện rời sàn có thể còn tăng lên. |
Báo Công Thương
-
EU nhượng bộ trước áp lực của Mỹ
-
Giới buôn bán dầu mỏ lao đao vì thị trường đầy biến động
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/4: Iran thúc đẩy khai thác tại mỏ khí lớn nhất thế giới
-
VPI dự báo giá xăng dầu đảo chiều tăng 2,2 - 3,8% trong kỳ điều hành ngày 24/4
-
Tin tức kinh tế ngày 22/4: Lãi suất huy động tiếp tục giảm