Ý và Libya ký kết thỏa thuận khí đốt mới
![]() |
Tại thủ đô Tripoli của Libya, bà Giorgia Meloni đã gặp gỡ Thủ tướng Abdulhamid al-Dbeibah - người đứng đầu “Chính phủ thống nhất quốc gia (GUN)” dưới sự công nhận của quốc tế, và trao đổi về vấn đề di cư qua biển Địa Trung Hải, trước khi đặt bút ký Thỏa thuận về năng lượng.
Tại lễ ký kết Thỏa thuận, ông Farhat Bengdara – Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC), và ông Claudio Descalzi – Chủ tịch tập đoàn dầu khí Eni của Ý, đã công bố ý định đầu tư 8 tỷ USD vào dự án phát triển khí đốt, cũng như vào dự án năng lượng mặt trời và thu hồi carbon.
Từ một năm nay, bởi ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga – Ukraine, các nước châu Âu đã tìm cách thay thế khí đốt của Nga bằng những nguồn cung từ Bắc Phi và những nơi khác.
Ý đã chủ động tìm đến khí đốt của Algeria bằng cách thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược mới, bao gồm thực hiện những khoản đầu tư để giúp công ty năng lượng nhà nước Sonatrach đảo ngược tình trạng sản xuất suy giảm từ nhiều năm nay.
Ông Farhat Bengdara cho biết, qua Thỏa thuận khí đốt kéo dài 25 năm, Libya sẽ xuất khẩu được 22,7 triệu m3/ngày. Như vậy, trong 25 năm trở lại đây, đây là khoản đầu tư mới nhất và lớn nhất vào ngành năng lượng của Libya.
Tuy nhiên, ảnh hưởng từ cuộc xung đột nội bộ tại Libya có nguy cơ hủy hoại Thỏa thuận này. Thật vậy, đất nước đang bị chia rẽ, vì những phe đối địch muốn tranh giành quyền kiểm soát chính phủ.
Cụ thể, ông Mohamed Oun - Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ dưới quyền của ông Abdulhamid al-Dbeibah, đã không công nhận bất kỳ thỏa thuận khả thi nào giữa NOC và Ý. Trong một video đăng tải trên trang mạng của Bộ Dầu mỏ, ông cho rằng Bộ phải là cơ quan ký kết những thỏa thuận như vậy.
Di cư bất hợp pháp
Bà Giorgia Meloni và ông Abdulhamid al-Dbeibah cũng đã thảo luận về vấn đề di cư bất hợp pháp từ Libya sang Ý. Thủ tướng Libya cho biết, Rome sẽ hỗ trợ bằng việc cung cấp nhiều tàu tìm kiếm và cứu nạn mới cho Tripoli.
Tình trạng mất an ninh và vô luật pháp tại Libya đã hóa đất nước này thành một tuyến đường di cư lớn và nguy hiểm sang châu Âu, chủ yếu đi qua đảo Lampedusa của Ý. Mỗi năm, hàng trăm người di cư thiệt mạng trên đường di cư.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
-
Nga cam đoan duy trì cung cấp khí đốt cho Hungary
-
Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế
-
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 30/3/2023
-
Giữa khủng hoảng, mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu bị yêu cầu đóng cửa
-
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 29/3/2023
-
Vì sao Liên Hợp Quốc từ chối điều tra vụ nổ đường ống Nord Stream?
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 31/3: Chevron trả giá cao nhất cho quyền khoan ở Vịnh Mexico
- Nga nói chuyển hướng thành công xuất khẩu dầu thô sang các nước thân thiện
- Pháp cải cách thủ tục triển khai điện gió ngoài khơi
- Goldman Sachs không còn kỳ vọng giá dầu đạt mức 100 USD vào năm 2023
- Nhóm nhà đầu tư 11 nghìn tỷ USD kêu gọi các thành viên không tài trợ cho các dự án dầu khí mới
- Trung Quốc lạc quan vào đà phục hồi kinh tế
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 30/3: Giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu tăng liên tiếp
- Iraq bắt đầu đóng các mỏ dầu ở khu vực Kurdistan
- Rosneft ký thỏa thuận tăng cung cấp dầu cho Indian Oil Company
- Nhật-Mỹ ký Hiệp định về trao đổi các vật liệu tối quan trọng và pin điện
- Thu nhập của CEO TotalEnergies đạt bao nhiêu?
- Mỹ ra tối hậu thư đe dọa trong tranh chấp năng lượng với Mexico
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 31/3: Chevron trả giá cao nhất cho quyền khoan ở Vịnh Mexico
-
Nga nói chuyển hướng thành công xuất khẩu dầu thô sang các nước thân thiện
-
Nga cam đoan duy trì cung cấp khí đốt cho Hungary
-
Pháp cải cách thủ tục triển khai điện gió ngoài khơi
-
Goldman Sachs không còn kỳ vọng giá dầu đạt mức 100 USD vào năm 2023