Xuất khẩu của Việt Nam tăng 12% trong kỳ nửa cuối tháng 4
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 158,9 tỷ USD, tăng 0,9%, tương ứng tăng 1,4 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 98,51 tỷ USD, giảm 1,5% (tương ứng giảm 1,47 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019; khối doanh nghiệp trong nước là 60,43 tỷ USD, tăng 5% (tương ứng tăng 2,9 tỷ USD).
Nửa cuối tháng 4, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 244 triệu USD. Tính từ đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thặng dư 2,78 tỷ USD.
Đối với xuất khẩu, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 4 đạt 9,25 tỷ USD, tăng 12% so với nửa đầu tháng 4.
![]() |
Trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 142 triệu USD trong kỳ 2 tháng 4 |
Cụ thể, trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ở kỳ 2 tháng 4 tăng 142 triệu USD; hàng dệt may tăng 133 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 110 triệu USD; đá quý kim loại quý và sản phẩm tăng 76 triệu USD.
Tính từ đầu năm, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 80,86 tỷ USD, tăng 2% (tương ứng tăng 1,6 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Đối với nhập khẩu, tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 4 đạt hơn 9 tỷ USD, giảm 5,5% (tương ứng giảm 526 triệu USD) so với nửa đầu tháng 4.
Trong đó, trị giá nhập khẩu sắt thép các loại giảm 166 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 142 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu giảm 88 triệu USD; vải các loại giảm 79 triệu USD.
Tính đến hết tháng 4, tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam đạt 78,08 tỷ USD, giảm 0,3% (tương ứng giảm 224 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2020 có 2 nhóm mặt hàng có giá trị nhập khẩu trên 1 tỷ USD gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,827 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 2,977 tỷ USD.
Bên cạnh đó, 5 mặt hàng có giá trị nhập khẩu trên 500 triệu USD gồm: vải các loại đạt 923 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện 786 triệu USD; sắt thép các loại 715 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu 633 triệu USD; các sản phẩm từ chất dẻo 540 triệu USD.
Mới đây, Bộ Công Thương cho biết thương mại nội địa cũng đang gặp khó khăn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm ước đạt 1,5 triệu tỷ đồng, giảm trên 4% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng các năm trước thường trên 10%.
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại. Ngoài ra tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất nhập khẩu đối với thị trường Trung Quốc.
Nguyễn Hưng
-
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít
-
Từ 1/7, địa phương được quyết định giá dịch vụ vận chuyển khí cho sản xuất điện
-
Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu 6 tháng cuối năm
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu 6 nhóm giải pháp trọng tâm đảm bảo cung ứng điện năm 2025
-
6 tháng đầu năm 2025: Cung ứng điện được đảm bảo ổn định
-
Quy hoạch Côn Đảo đạt giải Đặc biệt Quy hoạch Đô thị quốc gia, mở ra tương lai phát triển bền vững
-
Từ 1/7, doanh nghiệp không có VNeID sẽ không được truy cập hệ thống thuế điện tử
-
Quản lý chất lượng hàng hóa theo ba mức độ rủi ro
-
Quốc hội thông qua Nghị quyết giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026
-
Giá dầu, giá bạc và sự chuyển động của thị trường trú ẩn